Mạng xã hội không còn lạ lẫm đối với mỗi chúng ta và hầu hết ai cũng đang sử dụng một hoặc nhiều mạng xã hội khác nhau. Với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, mạng xã hội đang chiếm lĩnh các kênh thông tin, giải trí, giao lưu không chỉ của giới trẻ, mà đó còn là các kênh truyền thông tốt nhất cho các cá nhân, tổ chức trong thời kì hiện nay.
Mạng xã hội không còn lạ lẫm đối với mỗi chúng ta và hầu hết ai cũng đang sử dụng một hoặc nhiều mạng xã hội khác nhau. Với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, mạng xã hội đang chiếm lĩnh các kênh thông tin, giải trí, giao lưu không chỉ của giới trẻ, mà đó còn là các kênh truyền thông tốt nhất cho các cá nhân, tổ chức trong thời kì hiện nay. Vậy kinh doanh trên mạng xã hội có cần phải đăng ký và
xin giấy phép thiết lập mạng xã hội hay không?
Để giúp Qúy khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề mạng xã hội, VIVALAW xin giới thiệu bài viết “Có cần thiết phải xin phép hoạt động mạng xã hội?”
I. Giải đáp từ VIVALAW
1. Điều kiện để xác định một website mạng xã hội cần cần phải xin cấp phép
Căn cứ quy định tại khoản 22, Điều 3, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, thì:
“Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.”
Để nhận diện website mà tổ chức, doanh nghiệp đang sử dụng là website mạng xã hội, sau đây VIVALAW xin đưa ra một số đặc điểm để xác định như sau:
- Website có tên miền “.vn” chưa được sử dụng để hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp;
- Đối tượng sử dụng của website là người sử dụng internet;
- Tính năng của website gồm 1 trong số hoặc toàn bộ những tính năng sau: dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Từ các điều kiện nêu trên, nếu website mạng xã hội mà tổ chức, cá nhân đang xây dựng và cung cấp có những đặc điểm như trên thì đó chính là website mạng xã hội và trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp là bắt buộc phải thực hiện
thủ tục xin giấy phép mạng xã hội. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc diện phải xin phép mà không xin phép mạng xã hội theo quy định và có hành vi vi phạm có liên quan đến giấy phép mạng xã hội sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
2. Lợi ích của việc thành lập mạng xã hội
Có thể thấy việc xin phép mạng xã hội là điều cần thiết đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc diện phải xin giấy phép. Bên cạnh đó, việc thành lập mạng xã hội cũng mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, mạng xã hội mang lại một số lợi ích như:
- Thứ nhất, khi được cấp giấy phép mạng xã hội, doanh nghiệp, tổ chức sẽ được phép thiết lập mạng xã hội mang đến cho người sử dụng thêm sự lựa chọn khi có nhu cầu sử dụng các tính năng, tiện ích như: chat, trao đổi, chia sẻ hình ảnh, âm thanh, cập nhật tin tức, …
- Thứ hai, việc sử dụng mạng xã hội sẽ xóa được những rào cản kết nối người dùng với nhau về mặt khoảng cách địa lý cũng như chênh lệch múi giờ, giúp cho người dùng dễ dàng hơn trong việc liên lạc, kết nối với nhau;
- Thứ ba, một khi mạng xã hội được sử dụng rộng rãi và phổ biến sẽ tạo nên uy tín cũng như danh tiếng của doanh nghiệp, tổ chức cung cấp, thu hút đầu tư.
3. Xử phạt khi không xin giấy phép mạng xã hội
Thứ nhất, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép thiết lập mạng xã hội trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc sử dụng giấy phép thiết lập mạng xã hội hết hạn;
- Không thông báo đến cơ quan cấp giấy phép khi có sự thay đổi chủ sở hữu, địa chỉ trụ sở chính.
Thứ hai, Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép thiết lập mạng xã hội theo quy định.
- Hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm
Thứ ba, Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập mạng xã hội nhưng không có giấy phép.
- Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả tên miền do thực hiện hành vi vi phạm
Như vậy, có thể thấy các doanh nghiệp cần phải quan tâm và chú ý đến thủ tục xin cấp giấy phép trong lĩnh vực liên quan đến mạng xã hội của doanh nghiệp mình. Bởi nếu như không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tùy vào mức độ hành vi có thể bị xử phạt hành chính và bị thu hồi tên miền.
II. Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
- Nghị định 27/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
- Nghị định 15/2020/NĐ - CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
- Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020/NĐ-CP và Nghị định 119/2020/NĐ-CP
Trên đây là những nội dung tư vấn của VIVALAW về việc
Có cần thiết phải xin giấy phép hoạt động mạng xã hội? VIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.