Điểm mới của Nghị định 15/2018/NĐ-CP về An toàn thực phẩm

Đối với việc tự công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân thì cơ quan nhà nước thực hiện việc hậu kiểm tra, tức là kiểm tra các thông tin công bố về sản phẩm sau khi sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được cung cấp ra thị trường.

Điểm mới của Nghị định 15/2018/NĐ-CP về An toàn thực phẩm

Đối với việc tự công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân thì cơ quan nhà nước thực hiện việc hậu kiểm tra, tức là kiểm tra các thông tin công bố về sản phẩm sau khi sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được cung cấp ra thị trường.

STT

Quy định mới Căn cứ pháp lý Nội dung
1 Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm của mình thay vì nộp hồ sơ công bố đến cơ quan quản lý nhà nước
Khoản 1 Điều 4:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.
- Chủ thể thực hiện: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
 
 
- Đối tượng: các sản phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ đựng thực phẩm và vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
2 Phương thức tự công bố sản phẩm Điểm a khoản 2 Điều 5 Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện việc tự công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.
3
Quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục tự công bố
Điểm b khoản 2 Điều 5
- Sau khi tổ chức, cá nhân hoàn thành việc tự công bố sản phẩm thì các tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm của mình và tổ chức, cá nhân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với những thông tin đã công bố về sản phẩm của mình như thông tin về số liệu, nguyên liệu sản xuất, quy trình sản xuất sản phẩm…..
- Đối với việc tự công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân thì cơ quan nhà nước thực hiện việc hậu kiểm tra, tức là kiểm tra các thông tin công bố về sản phẩm sau khi sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được cung cấp ra thị trường. Khi kiểm tra phát hiện ra sai phạm về các thông tin công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt đối với mỗi thông tin sai phạm.
4
Quy định miễn thủ tục tự công bố
Khoản 2 Điều 4:
“Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm”.
 
+ Các sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu là những sản phẩm được sản xuất để cung cấp, tiêu dùng ở nước ngoài, không tiêu dùng trong nước
+ Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước là những sản phẩm dùng cho mục đích cá nhân. Tổ chức, cá nhân tự sản xuất và tự tiêu dùng sản phẩm, không cung cấp cho bất kì tổ chức, cá nhân nào khác.
5
Quy định đối tượng không thuộc diện Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
Khoản 1 Điều 12-Các đối tượng gồm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
 
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
 
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
 
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
 
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
 
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
 
g) Nhà hàng trong khách sạn;
 
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
 
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
 
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực”.
 
Theo quy định pháp luật, có 6 đối tượng tổ chức, cá nhân được quy định bổ sung không cần xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
 
- Sơ chế nhỏ lẻ;
 
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
 
- Nhà hàng trong khách sạn;
 
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
 
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
 
Tất cả các tổ chức, cá nhân được quy định trên không cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện mà được quyền tự công bố sản phẩm và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với những thông tin đã công bố. Việc mở rộng phạm vi đối tượng nhằm giảm các thủ tục hành chính về việc cấp giấy chứng nhận, đồng thời giúp cho các tổ chức, cá  nhân thuận lợi trong việc sản xuất, kinh doanh và công bố sản phẩm.

Điểm mới của Nghị định 15/2018/NĐ-CP về An toàn thực phẩm

Trên đây Vivalaw đã giới thiệu đến Quý khách hàng những điểm mới của Nghị định 15/2018/NĐ-CP về An toàn thực phẩm. Hi vọng sẽ giúp Quý khách hàng có thêm thông tin hữu ích cho mình. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn chi tiết hơn về các thủ tục tự công bố sản phẩm hay các dịch vụ tư vấn pháp luật khác, vui lòng liên hệ Vivalaw theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ.

____________

CÔNG TY TNHH VIVALAW VIỆT NAM

Trụ sở chính: Số 34 Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
VP tại Hà Nội: Times Tower – 35 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
VP tại Hồ Chí Minh: Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 096 5259 335 – 090 1799 335
Email: info@vivalaw.vn

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l2fnwlcmj3zaehwt
TinTuc
l242eeasjv8g7riw