Dịch vụ công bố sản phẩm

Các loại Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trước khi đưa ra thị trường yêu cầu Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trên phải thực hiện Thủ tục tự công bố sản phẩm; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt phải làm thủ tục đăng ký Công bố sản phẩm.

 

Các loại Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt  trước khi đưa ra thị trường yêu cầu Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trên phải thực hiện Thủ tục tự công bố sản phẩm và Đăng ký công bố sản phẩm.

VIVALAW tự hào là một công ty tư vấn hàng đầu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Công bố sản phẩm, chúng tôi giúp quý khách hàng nắm rõ được các điều kiện, thủ tục, trình tự thực hiện khi Tự công bố sản phẩm, đăng ký Công bố sản phẩm và hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan.

Picture16.png

I. Tại sao phải công bố sản phẩm

  • ​Yêu cầu của pháp luật: Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành  một số  điều của  luật an toàn thực phẩm - Các  cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện thủ tục Tự công bố sản phẩm, đăng ký Công bố sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
  • Yêu cầu từ thị trường:  Các loại  thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt ...khi  đưa vào các Siêu thị, Cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, trường học ... hoặc trên các kênh bán hàng online ( Tiki, shoppe, Lazada...) đều phải cung cấp đầy kết quả Tự công bố hoặc đăng ký công bố sản phẩm.

II. Những khó khăn khách hàng thường gặp khi công bố sản phẩm 

  1. Không biết sản phẩm của mình thuộc loại sản phẩm gì (Thực phẩm thường; thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe; thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt…)
  2. Không biết sản phẩm đó có đủ các tiêu chuẩn điều kiện để tự công bố không;
  3. Không biết phải kiểm nghiệm những chỉ tiêu nào cho sản phẩm (đảm bảo không bị thiếu hoặc thừa chỉ tiêu theo quy định);
  4. Không biết phải trình bày các nội dung nào trên nhãn sản phẩm ;
  5. Không xác định được cơ quan nào có có thẩm quyền thụ lý hồ sơ công bố thực phẩm;
  6. Bối rối khi nhận được yêu cầu bổ sung hay đính chính thông tin từ phía cơ quan chức năng;
  7. Soạn hồ sơ chưa đáp ứng các quy định hiện hành của pháp luật.

III. Các sản phẩm cần thực hiện thủ tục công bố chất lượng sản phẩm 

1. Danh mục sản phẩm cần thực hiện thủ tục Tự công bố sản phẩm

Thẩm quyền

Nhóm sản phẩm

 

 

 

 

Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Thành phố/ Tỉnh

  • Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm)
  •  Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm: bát, đĩa, xoong nồi, dụng cụ cho bé ( bình ti, dụng cụ ăn dặm, …), hộp đựng thực phẩm, hộp đựng đồ ăn nhanh…

 

 

 

 

Chi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Thành phố/ Tỉnh

 

 

 

 

 

 

  • Ngũ cốc đã sơ chế, chế biến (xay xát, cắt, tách vỏ, tách cám, dạng mảnh, nảy mầm, xử lý nhiệt,...) – Trừ ngũ cốc dạng bột
  • Sản phẩm chế biến từ thịt ( Thịt khô, giò chả, nem chua, xúc xích, thịt chua…)
  • Sản phẩm chế biến từ thủy hải sản (Ruốc cá, nước mắm, mắm tôm, hải sản khô…)
  • Rong biển, tảo và các sản phẩm sản xuất từ rong biển, tảo dùng làm thực phẩm
  • Các sản phẩm chế biến từ rau, củ, quả ( Bột rau má, bột riếp cá, rau củ muối, kim chi…)
  • Mật ong và các sản phẩm từ mật ong
  • Muối, gia vị, đường; Cà phê, ca cao, tiêu, điều , tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến

Sở công thương Thành phố/ Tỉnh

  • Bia, Rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát
  • Sữa chế biến (Sữa dạng lỏng, sữa lên mem , sữa thanh trùng …)
  • Dầu thực vật ( dầu mè, dầu ô liu, dàu lạc , dầu sừa …)
  • Bột, tinh bột (Bột ngũ cốc, Bột mì, bột ngô, bột khoai tây, bột sắn
  • Bánh, mứt, kẹo

2. Danh mục sản phẩm cần thực hiện thủ tục đăng ký Công bố sản phẩm 

Thẩm quyền

Nhóm sản phẩm

Thẩm quyền Cục an toàn thực phẩm – Bộ y tế

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới

Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố/Tỉnh

  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
  • Thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt ( sản phẩm dành cho người bị tiểu đường, sản phẩm dành cho chế độ ăn kiêng...)

IV. Công việc VIVALAW thực hiện

  1. Tư vấn chuỗi dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, gồm: Thành lập doanh nghiệp; Bảo hộ thương hiệu; Công bố sản phẩm; Chứng nhận FDA; Chứng nhận Certificate of Origin (CO); Chứng nhận Health Certificate (HC); Thông báo website bán hàng; Đăng ký mã số vã vạch; Tem chống hàng giả; Giấy phép khuyến mại…
  2. Kiểm tra đánh giá tính hợp pháp của tài liệu, hồ sơ;
  3. Xây dựng chỉ tiêu kiểm, gửi mẫu và nhận kết quả kiểm nghiệm;
  4. Soạn một bộ hồ sơ theo quy định;
  5. Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ Tự Công bố tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  6. Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  7. Hỗ trợ tư vấn thanh tra, hậu kiểm;
  8. Tư vấn, lường trước cho Khách hàng những trường hợp xử phạt trong quá trình thực hiện việc công bố, quảng cáo, kinh doanh thực phẩm.

Dịch vụ công bố sản phẩm

V. Tài liệu khách hàng cần cung cấp

STT

Tiêu đề hồ sơ

Yêu cầu

  1. Hồ sơ Tự công bố sản phẩm

1.

Giấy đăng ký kinh doanh

Bản sao chứng thực

2.

Maket nhãn sản phẩm

Đóng dấu treo

3.

Dịch nhãn (đối với sản phẩm có tiếng nước ngoài)

Bản gốc, có dấu công ty dịch thuật

4.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với sản phẩm sản xuất trong nước)

Bản sao chứng thực

5.

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng

Bản sao chứng thực

  1. Hồ sơ đăng ký Công bố sản phẩm

1.

Giấy đăng ký kinh doanh

Bản scan

2.

Maket nhãn sản phẩm

Bản scan

3.

Dịch nhãn (đối với sản phẩm có tiếng nước ngoài)

Bản scan

4.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất - GMP

Bản scan

5.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS ( đối với sản phẩm nhập khẩu )

Bản scan

6.

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng

Bản scan

VI. Thời gian thực hiện

  • Tự công bố sản phẩm : Thời gian thông thường (05 – 07 ngày làm việc);  Thời gian làm nhanh (02 ngày làm việc)
  • Công bố sản phẩm: 40 - 45 ngày làm việc 

VII. Hiệu lực:

  • Công bố thực phẩm có hiệu lực vĩnh viễn;
  • Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì doanh nghiệp phải công bố sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác VIVALAW sẽ kiểm tra nội dung và hỗ trợ khách hàng làm công văm thông báo.

VIII. Cơ sở pháp lý

  • Luật an toàn thực phẩm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;
  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa;
  • Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa;
  • Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
  • Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
  • Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

IX. Những câu hỏi thường gặp của khách hàng về thủ tục tự công bố sản phẩm

1. Công ty tôi nhập khẩu bia lon, khi làm hồ sơ tự công bố thực phẩm có được sử dụng phiếu kiểm nghiệm của nhà cung cấp bên nước xuất khẩu để làm hồ sơ tự công bố được không?

Chuyên gia tư vấn: Quý khách hàng được sử dụng phiếu kiểm nghiệm của nhà sản xuất khi làm hồ sơ tự công bố sản phẩm, tuy nhiên phiếu kiểm nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Còn thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
  • Được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế;

2. Công ty chúng tôi đang xây dựng nhãn sản phẩm cho các sản phẩm: bánh trung thu thì theo quy định luật yêu cầu phải có những nội dung nào?

Chuyên gia tư vấn: Căn cứ Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP Quy định về nhãn hàng hóa – Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung:

  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Định lượng;
  • Ngày sản xuất;
  • Hạn sử dụng;
  • Thành phần hoặc thành phần định lượng;
  • Thông tin, cảnh báo (nếu có);
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

3. Công ty tôi có 2 nhà máy sản xuất mỳ tôm tại Vĩnh Phúc và Hải Dương thì tôi phải nộp hồ sơ tự công bố thực phẩm tại đâu?

Chuyên gia tư vấn: Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm “ Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố sản phẩm tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó”.

Như vậy, Nếu Quý Công ty cùng sản xuất một loại mỳ tôm tại 2 nhà máy khác nhau thì có thể nộp hồ sơ tự công bố tại một địa điểm nhà máy bất kỳ (do công ty tự chọn). Lưu ý các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

4. Chúng tôi có sản xuất các loại nông sản khô: cà phê, hạt điều, hạt tiêu…tại Đăk Lăk và hiện tại có nhu cầu muốn xuất khẩu sản phẩm đi Mỹ. Luật sư cho tôi biết chúng tôi cần phải làm các thủ tục gì?

Chuyên gia tư vấn: Để xuất khẩu các sản phẩm nông sản đi Mỹ Quý khách hàng cần thực hiện các thủ tục pháp lý để tự công bố sản phẩm  như sau:

  • Xin giấy chứng nhận cơ sở điều điều kiện an toàn thực phẩm sơ chế/ chế biến các loại nông sản khô (cà phê, hạt điều, hạt tiêu…);
  • Tự công bố sản phẩm ;
  • Xin giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS);
  • Xin giấy chứng nhận FDA ( áp dụng với thị trường Mỹ);
  • Xin giấy chứng nhận nguồn gốc (CO);
  • Xin giấy chứng nhận an toàn sức khỏe (HC);
  • Ngoài ra Quý khách hàng cần hỏi lại Đối tác bên Mỹ có cần thêm các giấy tờ chứng nhận nào khác (theo đặc thù của từng khu vực).

5. Công ty chúng tôi sản xuất bánh kẹo tại Hà Nội, đã có đầy đủ giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện. Luật sư cho hỏi nếu chúng tôi không nộp tại cơ quan nhà nước mà chỉ tự lưu và niêm yết công khai tại trụ sở công ty thì có đoàn kiểm tra chúng tôi có bị xử phạt không?

Chuyên gia tư vấn: Đối với sản phẩm bánh kẹo được sản xuất tại Hà Nội, hiện nay thẩm quyền quản lý thuộc về Sở Công Thương Hà Nội. Khi cơ sở thực hiện tự công bố thực phẩm sẽ phải nộp hồ sơ tại Sở công thương và các sản phẩm tự công bố sẽ được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận. Căn cứ Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP và được sửa đổi bởi

Nghị định 124/2021/NĐ-CP – Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm:

Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng với các hành vi sau:

Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;

Không công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm hoặc không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định

Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi:

Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;

Như vậy, khách hàng không chỉ tự niêm yết tại trụ sở mà còn phải thực hiện nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thủ tục tự công bố mới được chấp nhận. Nếu vi phạm điều này, khách hàng có thể bị phạt lên đến 70 triệu đồng.

6. Tôi có nhập khẩu một số nguyên liệu (Bột, men nở) để làm nguyên liệu sản xuất bánh và không bán nguyên liệu này ra thị trường thì có phải làm thủ tục tự công bố sản phẩm  không?

Chuyên gia tư vấn: Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm “Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm”

Như vậy nếu Quý khách hàng nhập khẩu nguyên liệu (Bột, men nở) để làm nguyên liệu sản xuất bánh và không bán ra thị trường thì không phải làm thủ tục tự công bố thực phẩm.

7. Chúng tôi có 1 sản phẩm ngũ cốc sản xuất trong nước cần tự công bố sản phẩm, tuy nhiên tôi có thể để tên sản phẩm là Ngũ cốc ăn sáng Japan không?

Chuyên gia tư vấn: Đối với việc đặt tên sản phẩm, khách hàng phải đáp ứng yêu cầu tại điều 11 nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. Theo đó có quy định như sau “Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.”

Việc đặt tên sản phẩm có chữ JAPAN có thể làm hiểu sai lệch về bản chất sản phẩm, cụ thể là về xuất xứ. Sản phẩm này được sản xuất tại Việt Nam chứ không phải Nhật Bản. Vì vậy, khách hàng không được đặt tên cho sản phẩm theo phương án đã đưa ra.

8. Công ty chúng tôi đã tự công bố cho sản phẩm Snack khoai lang nhập khẩu từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, tới lô hàng thứ 2 nhà xuất thông báo có sự thay đổi về hạn sử dụng sản phẩm từ 9 tháng lên 12 tháng. Vậy công ty tôi có phải làm lại hồ sơ tự công bố?

Chuyên gia tư vấn: Căn cứ khoản 4 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm “Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo” .

Theo căn cứ trên thì thay đổi hạn sử dụng không thuộc trường hợp phải làm lại hồ sơ tự công bố sản phẩm. Trường hợp này Qúy khách hàng cần làm thông báo về lý do thay đổi hạn sử dụng ( kèm theo xác nhận của nhà sản xuất) nộp lên cơ quan có thẩm quyền quản lý sản phẩm bên mình.

Như vậy, trong trường hợp của khách hàng khi thành phần được thể hiện ở tên của sản phẩm, nếu không phải là hợp chất phụ gia dùng để tạo màu sắc, hương, vị thì bắt buộc sẽ phải bổ sung định lượng thành phần đó ở nhãn phụ.

dich-vu-cong-bo-thuc-pham-3

Trên đây là những nội dung tư vấn của VIVALAW về Dịch vụ công bố sản phẩmVIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW trong lĩnh vực Công bố Sản phẩm

l2a77kah9x4rsitj
TinTuc
l242eeasjv8g7riw