Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng

Dịch vụ công bố phẩm thực phẩm chức năng đang là lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Việc đăng ký công bố như lời cam kết của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm trước khi cung cấp cho người tiêu dùng.

Thủ-tục-công-bố-thực-phẩm-chức-năng.png


Thực phẩm chức năng là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, bổ sung thêm vào chế độ ăn hàng ngày, giúp cơ thể tăng sức đề kháng và cải thiện các chức năng của cơ thể. Vì vậy, Dịch vụ công bố phẩm thực phẩm chức năng đang là lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Việc đăng ký công bố như lời cam kết của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm trước khi cung cấp cho người tiêu dùng.

VIVALAW tự hào là một công ty tư vấn chuyên sâu về lĩnh vực thực phẩm, VIVALAW sẽ cung cấp đến Quý khách hàng những thông tin về Dịch vụ công bố phẩm thực phẩm chức năng theo đúng quy định pháp luật và nhanh chóng.

I. Điều kiện công bố thực phẩm chức năng 

Doanh nghiệp muốn công bố thực phẩm chức năng cần đăng ký kinh doanh có ngành nghề liên quan đến thực phẩm chức năng. Quý khách hàng có thể tham khảo một số mã ngành sau đây:

Tên ngành nghề kinh doanh

   Mã ngành nghề kinh doanh 

  Bán buôn thực phẩm. 

  Chi tiết: Bán buôn thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

4632

  Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu. 

  Chi tiết: Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.

8299

  Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu.

  Chi tiết: Sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

1079

II. Thẩm quyền công bố thực phẩm chức năng

  • Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế

III. Thủ tục và trình tự công bố thực phẩm chức năng

1. Hồ sơ thực hiện công bố thực phẩm chức năng 

 STT  

Tiêu đề hồ sơ

Số lượng

Yêu cầu

Ghi chú

  A. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CUNG CẤP

1

 Giấy đăng ký kinh doanh

01

Scan bản gốc

 

2

 Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

 (Phải hợp pháp hóa lãnh sự)

01

Scan bản gốc

 Đối với TPCN

nhập khẩu 

3

 Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)  đã được Công chứng dịch thuật 

01

Scan bản gốc

 VIVALAW

hỗ trợ 

4

 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu (GMP)

01

Scan bản gốc

 

5

 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu (GMP) Đã được công   chứng dịch thuật 

01

Scan bản gốc

VIVALAW

hỗ trợ

6

 Bản tiêu chuẩn sản phẩm

 (Nhà sản xuất cung cấp) 

01

Scan bản gốc

 

7

 Bản tiêu chuẩn sản phẩm - Dịch thuật công chứng 

 (Nhà sản xuất cung cấp) 

01

Scan bản gốc

VIVALAW

hỗ trợ

8

 Tài liệu chứng minh công dụng sản phẩm - Dịch thuật công chứng 

01

Scan bản gốc

 

9

 Mẫu sản phẩm

01

   

  B. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG KÝ ĐÓNG DẤU

1

 Bản công bố sản phẩm

01

Ký, đóng dấu

  Vivalaw cung cấp 

2

 Nhãn phụ/Nhãn chính
 (Đối với với TPCN sản xuất trong nước)

01

Đóng dấu treo

  Vivalaw cung  cấp 

2. Trình tự thực hiện công bố thực phẩm chức năng 

B1: Tạo tài khoản doanh nghiệp tại website của Cục An toàn thực phẩm: http://nghidinh15.vfa.gov.vn/

B2: Nộp trực tuyến 01 bộ hồ sơ đã hoàn thiện tại website của Cục An toàn thực phẩm;

3. Chi phí nhà nước 

Lệ phí nhà nước:  1.500.000 VNĐ/sản phẩm 

Công-bố-thực-phẩm-chức-năng.jpg

IV. Dịch vụ Công bố thực phẩm chức năng tại Vivalaw 

VIVALAW hỗ trợ quý khách hàng thực hiện các công việc sau:

  1. Tư vấn pháp lý liên quan đến lĩnh vực công bố thực phẩm chức năng tại Việt Nam và lưu thông hàng hóa trên thị trường;

  2. Tạo tài khoản doanh nghiệp tại website của Cục An toàn thực phẩm;

  3. Thẩm định các giấy tờ pháp lý ( Giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận sản xuất GMP để công bố thực phẩm chức năng);

  4. Tư vấn công dụng sản phẩm và xây dựng bộ chỉ tiêu kiểm nghiệm;

  5. Tư vấn xây dựng nhãn sản phẩm và các tài liệu có liên quan;

  6. Soạn 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo quy định;

  7. Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ tại website của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, ký số và nộp phí thẩm định hồ sơ;

  8. Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

  9. Nhận kết quả bản cứng công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được cấp hợp pháp;

  10. Bàn giao kết quả công bố cho khách hàng, bao gồm:

  • Kiểm nghiệm gốc và hóa đơn đỏ từ Trung tâm kiểm nghiệm;

  • Tài khoản trên website Cục an toàn thực phẩm;

  • Kết quả công bố có chữ ký của Cục trưởng hiển thị trên tài khoản (Quý khách có thể tải về, in ra và đóng dấu công ty để sử dụng như bản giấy).

   11. Sau khi công bố, VIVALAW vẫn đồng hành cùng Quý khách: Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan như: thủ tục hải quan, các dán nhãn phụ sản phẩm, mức thuế cho từng nhóm sản phẩm riêng,... Tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu của thiết kế vỏ hộp; Hỗ trợ dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, xin cấp mã số mã vạch cho sản phẩm.

V. Hiệu lực công bố thực phẩm chức năng 

  • Giấy phép có hiệu lực vĩnh viễn (Trường hợp khách hàng có sự thay đổi về: Bản chất sản phẩm, thành phần, công dụng, đối tượng sử dụng ....) thì phải làm công bố mới.

VI. Mẫu giấy công bố thực phẩm chức năng 

 

dịch-vụ-công-bố-thực-phẩm-chức-năng.png

   công-bố-thực-phẩm-chức-năng.png

 VII. Xử lý hành vi không công bố thực phẩm chức năng 

Phạt tiền từ 20.000.000 đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi sau:

  • Không thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng;
  • Không thực hiện thủ tục công bố lại hoặc không thông báo đến Cục An toàn thực phẩm khi có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần của sản phẩm;
  • Nhãn thực phẩm chức năng không ghi đúng các nội dung bắt buộc theo quy định pháp luật hoặc có hình ảnh, chữ viết,...không đúng sự thật.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chịu hình phạt bổ sung như sau:

  • Đình chỉ hoạt động;
  • Thu hồi, tiêu hủy sản phẩm hoặc thay đổi mục đích sử dụng

VIII. Giải đáp thắc mắc liên quan đến thủ tục công bố thực phẩm chức năng

1. Câu hỏi: Công ty tôi muốn nhập khẩu thực phẩm chức năng thì cần những giấy phép gì?

VIVALAW tư vấn: 

  • Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 67/2016/NĐ-CP (Sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) cơ sở kinh doanh cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Căn cứ theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Thông tư 43/2014/NĐ-CP thì thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm;
  • Căn cứ theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam phải được cấp Thông báo lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu.

2. Câu hỏi: Kinh doanh thực phẩm chức năng thực hiện thủ tục tự công bố hay đăng ký công bố sản phẩm?

VIVALAW tư vấn: 

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BYT, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng phải thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố tại Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, không thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục tự công bố thực phẩm chức năng bị xử phạt hành chính từ 40.000.000 - 50.000.000 đồng (căn cứ theo Điều 4, Nghị định 115/2018/NĐ-CP)

3. Câu hỏi: Nếu tôi bán thực phẩm chức năng chưa đăng ký công bố sản phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào? 

VIVALAW tư vấn: 

Căn cứ theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 21 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định  về “Vi phạm quy định về đăng ký bản công bố sản phẩm” và khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về “Mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính” thì:

Cá nhân không đăng ký công bố thực phẩm chức năng bị xử phạt từ 40 triệu đến 50 triệu đồng, tổ chức bị xử phạt từ 80 triệu đến 100 triệu đồng (xử phạt gấp 02 so với cá nhân). Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm còn bị đình chỉ một phần hay toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu trong thời gian từ 01 đến 03 tháng; bị thu hồi hoặc tái chế hoặc tiêu hủy thực phẩm chức năng vi phạm.

4. Câu hỏi: Hai công ty cùng công bố 01 sản phẩm thực phẩm chức năng giống nhau được không?

VIVALAW tư vấn:

Trong quy định pháp luật, không có điều khoản cấm các doanh nghiệp cùng đăng ký công bố 01 thực phẩm chức năng giống nhau (trừ trường hợp sản phẩm đó đã được đăng ký bán độc quyền tại Việt Nam).

Như vậy, doanh nghiệp được phép công bố và phân phối cùng 01 sản phẩm thực phẩm chức trên thị trường Việt Nam nếu sản phẩm đó chưa được đăng ký bán độc quyền tại Việt Nam.

5. Câu hỏi: Bán thực phẩm chức năng giả nhưng không biết đó là sản phẩm giá có bị xử phạt không?

VIVALAW tư vấn:

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về “Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa” thì hành vi buôn bán thực phẩm chức năng giả sẽ bị phạt mức thấp nhất là xử phạt hành chính từ 1 triệu đến 3 triệu đồng với trường hợp hàng giả tương đương với hàng thật trị giá dưới 3 triệu đồng và mức phạt cao nhất là xử phạt hành chính từ 30 triệu đến 50 triệu đồng với trường hợp hàng giả tương đương với hàng thật trị giá từ 30 triệu đồng hoặc hơn 50 triệu đồng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chứng minh được việc bán thực phẩm chức năng giả là do bên sản xuất và bên cung cấp sản phẩm có hành vi lừa dối, cố tình che giấu về việc thực phẩm chức năng giả thì sẽ không bị xử lý vi phạm.

6. Câu hỏi: Làm sao để phân biệt thực phẩm thường và thực phẩm chức năng?

VIVALAW tư vấn:

Căn cứ khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, Thực phẩm chức năng giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:  thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học. Thực phẩm thường chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản cho cơ thể, thực phẩm chức năng còn có công dụng giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật. Thực phẩm chức năng sẽ hướng đến những đối tượng đặc biệt như: Người già, trẻ em, phụ nữ hay người sức khỏe yếu.

IX. Cơ sở pháp lý 

  • Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An toàn thực phẩm được ban hành ngày 02/02/2018
  • Thông tư 43/2014/NĐ-CP quy định về quản lý thực phẩm chức năng được ban hành ngày 27/01/20155
  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa được ban hành ngày 14/04/20172017;
  • Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm được ban hành ngày 04/09/2018;
  • Thông tư 67/2021//TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm được ban hành ngày 15/08/20182018;
  • Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được ban hành ngày 11/11/2017.

X. Đối tác, khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại VIVALAW

  • Công ty YES HEALTH Việt Nam;
  • Công ty SỨC KHỎE VÀNG;
  • Công ty VITA HEALTH;
  • Công ty KARMARTS Việt Nam;
  • Công ty EUFOOD Việt Nam;
  • Công Ty TNHH Nesfi
  • Công ty VIM CONSULTANCY;
  • Chuỗi hệ thống thực phẩm KICO MART;
  • Công ty dược phẩm quốc tế E-U PHARCO;
  • Công ty TNHH HEALTH AZ;
  • Công ty TNHH GCOOP Việt Nam;
  • Công ty TNHH INTERSHOP;
  • Công ty TNHH GOMI CORPORATION;
  • Công ty TNHH G MEMBERS… 

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi chúng ta, để có một sức khỏe tốt, mỗi người cần biết tự chăm sóc bản thân, duy trì một chế độ ăn uống - ngủ nghỉ - tập luyện phù hợp. Thêm vào đó, chúng ta có thể sử dụng thực phẩm chức năng để nâng cao sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ bệnh tật. 

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

VIVALAW hy vọng thông qua bài viết về Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng sẽ giúp Quý khách hàng kinh doanh thực phẩm chức năng đúng theo quy định pháp luật. Một phần giúp cho người tiêu dùng lựa chọn được những thực phẩm chức năng phù hợp với bản thân. Quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới để được tư vấn chuyên sâu hơn. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

 

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

lerx5k1yjqjz97fo
TinTuc
l242eeasjv8g7riw