Những quy định xử phạt đối với hoạt động kinh doanh rượu hiện nay

Rượu là thực phẩm được tiêu thụ khá phổ biến trên thị trường Việt Nam và là sản phẩm thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chính vì vậy, doanh nghiệp khi kinh doanh rượu, nếu không hiểu biết về pháp luật rất dễ vi phạm pháp luật. Hôm nay, Vivalaw sẽ gửi đến Quý khách Những quy định xử phạt đối với hoạt động kinh doanh rượu hiện nay.
patent-law-concept_52683-47988.jpeg
Rượu là thực phẩm được tiêu thụ khá phổ biến trên thị trường Việt Nam và là sản phẩm thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chính vì vậy, doanh nghiệp khi kinh doanh rượu, nếu không hiểu biết về pháp luật rất dễ vi phạm pháp luật. Hôm nay, Vivalaw sẽ gửi đến Quý khách Những quy định xử phạt đối với hoạt động kinh doanh rượu hiện nay.

I. Quy định xử phạt đối với hoạt động kinh doanh rượu

STT

Nội dung

Mức phạt

Phạt bổ sung

1

Không đăng ký với Phòng kinh tế cấp huyện về việc bán rượu tiêu dùng tại chỗ có độ cồn từ 5,5 độ trở lên hoặc kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ.

Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

 

2

Nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu rượu mà không có giấy phép kinh doanh rượu theo quy định

Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

 

3

Bán rượu cho đối tượng không có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp

Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu từ 01 tháng đến 03 tháng

4

Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe

Từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng

 

5

Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng tình hình sản xuất, kinh doanh rượu

Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

 

6

Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu

Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

 

7

Làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh

Phạt tiền gấp 2 lần với đối tượng kinh doanh phân phối, bán buôn rượu

8

Thuê, cho thuê; mượn, cho mượn; cầm cố, nhận cầm cố, thế chấp, bán; chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh

9

Không có giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực

Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Phạt tiền gấp 2 lần với đối tượng kinh doanh phân phối, bán buôn rượu

10

Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác

11

Không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh

12

Tiếp tục kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh

Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Phạt tiền gấp 2 lần với đối tượng kinh doanh phân phối, bán buôn rượu

Trên là phạt đối với cá nhân, trong trường hợp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt với cá nhân

II. Căn cứ pháp lý

  • Luật phòng, chống rượu, bia 2020;
  • Nghị định 98/2020/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
  • Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ công thương.
Trên đây là những tư vấn của Vivalaw liên quan đến Những quy định xử phạt đối với hoạt động kinh doanh rượu hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp quý khách hạn chế những vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực kinh doanh rượu. Nếu còn vấn đề thắc mắc, Quý khách vui lòng liên hệ thông tin sau:

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l940xexb71fjp1kc
TinTuc
l28tpiryaw3b0qgs