Thời điểm giao kết hợp đồng

Thời điểm giao kết hợp đồng là một trong những nội dung pháp lý quan trọng về hợp đồng dân sự. Thông qua thời điểm giao kết hợp đồng, chúng ta có thể xác định được thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác hoặc là căn cứ để xác định giá của tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản khi các bên không thỏa thuận về giá,…vv.
1.jpg
Thời điểm giao kết hợp đồng là một trong những nội dung pháp lý quan trọng về hợp đồng dân sự. Thông qua thời điểm giao kết hợp đồng, chúng ta có thể xác định được thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác hoặc là căn cứ để xác định giá của tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản khi các bên không thỏa thuận về giá,…vv. Do đó, việc xác định đúng thời điểm giao kết hợp đồng dân sự sẽ xác định được đúng thời điểm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên phát sinh kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. 
Để giúp Quý Khách hàng có thể hiểu rõ hơn về thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật, VIVALAW Việt Nam xin giới thiệu bài viết “Thời điểm giao kết hợp đồng”.
Theo Khoản 1 Điều 400 BLDS 2015, thời điểm giao kết hợp đồng dân sự là thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết. Thông thường, quá trình giao kết hợp đồng bắt đầu từ lời đề nghị của bên đề nghị giao kết, bên đề nghị thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với bên được đề nghị. 
Sau đó, nếu muốn hợp tác, bên nhận đề nghị sẽ trả lời bên đề nghị dưới các hình thức chấp nhận khác nhau, phụ thuộc vào hình thức quy định trong đề nghị giao kết hoặc thỏa thuận, thói quen giữa hai bên xuất hiện từ các giao kết trước. 
Vì vậy, thời điểm chấp nhận giao kết hay thời điểm giao kết hợp đồng phụ thuộc vào hình thức giao kết, cụ thể như sau:

1. Thời điểm giao kết hợp đồng nếu hai bên thoả thuận im lặng

Thông thường, hợp đồng được giao kết khi bên nhận đề nghị trả lời chấp nhận giao kết với bên đề nghị. Tuy nhiên, có trường hợp đặc biệt sự im lặng của bên được đề nghị vẫn được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, nếu hai bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên. 
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó. 
Chẳng hạn, trường hợp Công ty A và Công ty B là đối tác lâu năm, để đơn giản thủ tục, hai bên thỏa thuận khi một trong hai bên đưa ra đề nghị, nếu bên còn lại đồng ý thì không cần trả lời và khi hết thời hạn trả lời đề nghị được ấn định, hợp đồng tự động được giao kết và thời điểm giao kết hợp đồng được tính tại thời hạn cuối của đề nghị giao kết đó.

2. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói 

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Tức là nếu hai bên chỉ thực hiện giao dịch, hợp đồng bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã bàn bạc, thoả thuận các nội dung trong hợp đồng. Tại Khoản 3 Điều 400 BLDS 2015 không đặt ra quy định hai bên cần phải thỏa thuận thống nhất các nội dung nào của hợp đồng, vì vậy, kể cả khi Qúy khách hàng thỏa thuận những vấn đề cơ bản, đơn giản nhất thì hợp đồng vẫn coi như được giao kết. 

3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. Thông thường, hợp đồng thường có hai bên tham gia, do đó hợp đồng được giao kết tại thời điểm hai bên đã ký, hoặc điểm chỉ, hoặc hình thức chấp nhận khác mà hai bên thỏa thuận.
Trong trường hợp này, Qúy khách hàng cần phân biệt rõ với thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Bởi vì, đối với các hợp đồng có đối tượng đặc biệt cần đăng ký hoặc công chứng, chứng thực (xe máy; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là QSDĐ)) thì thời điểm giao kết hợp đồng sẽ khác với thời điểm có hiệu lực. Ví dụ, đối với hợp đồng mua bán QSDĐ thì thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm hai bên đã ký, còn thời điểm có hiệu lực là tại thời điểm công chứng viên ký và chứng thực vào hợp đồng sau khi hai bên ký. 

4. Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản 

Trong trường hợp này, thời điểm giao kết hợp đồng được xác định giống như trường hợp giao kết hợp đồng bằng lời nói. Vì vậy, nếu Qúy khách hàng có mong muốn lập hợp đồng bằng văn bản sau khi đã thỏa thuận xác lập giao kết hợp đồng bằng lời nói thì cần lưu ý thời điểm giao kết vẫn tính tại thời điểm hợp đồng xác lập bằng lời nói. 
z3299743690587_e3da6beea5a58083f7b82432169e7f25.jpg
Trên đây là những nội dung bài viết của VIVALAW về Thời điểm giao kết hợp đồng. VIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l6fxpk4s0wg00jiw
TinTuc
l0ta0irm8c08ovvm