Các lưu ý khi xây dựng hợp đồng

Hợp đồng được xem là một căn cứ quan trọng để giải quyết các tranh chấp tiềm tàng có thể phát sinh giữa các bên trong tương lai.
1.jpg
Hợp đồng được xem là một căn cứ quan trọng để giải quyết các tranh chấp tiềm tàng có thể phát sinh giữa các bên trong tương lai. Do đó, làm sao để xây dựng hợp đồng với các điều khoản chặt chẽ, đáp ứng các quy định của pháp luật song song với việc đảm bảo quyền lợi của các bên, VIVALAW xin đưa ra Các lưu ý khi xây dựng hợp đồng như sau:

I. Xác định loại hợp đồng

Hợp đồng được chia ra làm 13 loại, mỗi loại có chủ thể, đối tượng khác nhau tương đương với các mục đích khác nhau được quy định cụ thể trong chương XVI Bộ luật Dân sự 2015.
Việc xác định đúng loại hợp đồng giúp đảm bảo điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật bởi bên cạnh những điều kiện chung của hợp đồng, pháp luật còn có một số yêu cầu khác với một số loại hợp đồng cụ thể. 
Do đó, nếu không xác định được chính xác loại hợp đồng có thể ảnh hưởng đến tính hợp pháp của hợp đồng cũng như không đảm bảo được các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo đúng quy định pháp luật.

II. Xác định căn cứ ký kết hợp đồng

Sau khi đã xác định được chính xác loại hợp đồng và hình thức giao kết hợp đồng, các bên sẽ dễ dàng lựa chọn được căn cứ, cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ hợp đồng. 
Nhìn chung, hợp đồng được ký kết sẽ dựa trên các căn cứ như văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản ủy quyền, nhu cầu – khả năng của các bên,… 
Căn cứ ký kết hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong việc quy định quyền và nghĩa vụ của các bên. Ngoài ra, khi xác định căn cứ là văn bản pháp luật, các bên cần lưu ý đảm bảo văn bản vẫn còn giá trị hiệu lực pháp lý.

III. Xác định hình thức hợp đồng

Hình thức của hợp đồng là một yếu tố pháp lý quan trọng. Trong một số trường hợp, hình thức của hợp đồng có thể là một căn cứ công bằng và rõ ràng nhất để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên nếu như có phát sinh tranh chấp. 
Khi giao kết hợp đồng, các bên tham gia ký kết có quyền tự do quyết định hình thức của hợp đồng: bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, với một số loại hợp đồng nhất định, pháp luật chuyên ngành yêu cầu hợp đồng bắt buộc phải được thực hiện dưới hình thức văn bản. 
Ví dụ: Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai được yêu cầu phải lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực. 
Do đó, nếu các bên chỉ thỏa thuận bằng miệng hoặc lập văn bản nhưng không công chứng, chứng thực thì hợp đồng sẽ không phát sinh hiệu lực.
Bản sao happy-young-asian-couple-realtor-agent_7861-1032.jpg

IV. Xác định đối tượng của hợp đồng

Nhìn chung, hợp đồng có hai loại đối tượng phổ biến nhất: một là hàng hóa, hai là các công việc cụ thể. 
  • Đối với đối tượng là hàng hóa thì khi xây dựng hợp đồng, các bên cần xác định rõ tên, loại hàng hóa, chất lượng cũng như số lượng hàng hóa sẽ đem ra giao dịch. 
  • Đối với các công biệc là đối tượng của hợp đồng thì cũng cần phải được xác định rõ ràng các yếu tố như cách thức thực hiện, người thực hiện, kết quả sau khi thực hiện…

V. Xác định chủ thể ký kết hợp đồng

Bên cạnh việc các chủ thể khi tham gia ký kết hợp đồng phải đảm bảo các điều kiện về mặt chủ thể theo quy định của Bộ luật Dân sự là phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, thì hợp đồng cũng phải được ký kết bởi người có thẩm quyền hoặc người được người có thẩm quyền ủy quyền. 
Ví dụ đối với doanh nghiệp: khi ký kết hợp đồng, người có thẩm quyền ký kết sẽ là:
  • Người đại diện doanh nghiệp được ghi rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Người được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền.

VI. Xác định ngôn ngữ và thống nhất cách giải thích hợp đồng

Nguyên tắc chung khi xây dựng hợp đồng là ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng phải đảm bảo trong sáng, rõ ràng, văn phong mạch lạc, dễ hiểu, không mang hàm nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy cũng phải đặt đúng chỗ và tránh các lỗi chính tả cơ bản. Bởi thực tế cho thấy, ngôn ngữ và cách hành văn trong hợp đồng chưa chuẩn có thể dẫn đến các hệ lụy về mặt pháp lý nghiêm trọng. 
Do đó, sau khi soạn thảo hợp đồng, cần lưu ý kiểm tra lại xem có sai sót gì hay không. Ngoài ra, với một số loại hợp đồng chuyên ngành nhất định bao gồm những từ ngữ chuyên ngành đặc thù thì việc đưa ra các khái niệm cần phải áp dụng thống nhất và khoa học, tránh tình trạng phát sinh xung đột giữa các bên về nội dung hợp đồng.

VII. Xác định về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Về mức phạt vi phạm, các bên cần lưu ý trong một số trường hợp, pháp luật có quy định mức phạt vi phạm tối đa như đối với các hợp đồng thương mại là 8%, hợp đồng xây dựng với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước thì phạt không quá 12%. Do đó, các bên cần xác định rõ quan hệ pháp luật để đưa ra mức phạt vi phạm phù hợp. Ngoài ra, các bên cũng cần lưu ý phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai hình thức chế tài khác nhau. Từ đó, các bên có thể thỏa thuận thêm về chế tài đối với bên vi phạm nghĩa vụ là chỉ phạt vi phạm mà không cần bồi thường thiệt hại hoặc phải thực hiện song song cả hai.
z3299743690587_e3da6beea5a58083f7b82432169e7f25.jpg
Trên đây là những nội dung chúng tôi cung cấp về vấn đề Các lưu ý khi xây dựng hợp đồng. VIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l6eqxguq9q0jbhcp
TinTuc
l0ta0irm8c08ovvm