Hộ kinh doanh là gì? Tại sao nên thành lập Hộ kinh doanh?

Hộ kinh doanh là thuật ngữ thường gặp mà các chủ thể kinh doanh cần phải nắm rõ. Vậy Hộ kinh doanh là gì? Có nên thành lập Hộ kinh doanh hay không?
2.jpg
Hộ kinh doanh là thuật ngữ thường gặp mà các chủ thể kinh doanh cần phải nắm rõ. Vậy Hộ kinh doanh là gì? Có nên thành lập Hộ kinh doanh hay không?
Để giúp Quý Doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về Hộ kinh doanh cũng như lợi ích khi thành lập hộ kinh doanh. VIVALAW Việt Nam xin giới thiệu bài viết “Hộ kinh doanh là gì? Tại sao nên thành lập Hộ kinh doanh?”

I. Hộ kinh doanh là gì?

Hiện nay không có quy định nào định nghĩa về hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, tại Khoản 1, Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”.

II. Tại sao nên thành lập Hộ kinh doanh?

1. Thủ tục thành lập đơn giản, nhanh gọn 

So với thành lập doanh nghiệp, việc thành lập hộ kinh doanh được tiến hành một cách khá đơn giản, không cần chuẩn bị các hồ sơ như điều lệ công ty, danh sách cổ đông, văn bản xác nhận vốn pháp định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề, … Vậy nên thủ tục thành lập hộ kinh doanh nhanh gọn hơn.

2. Quy mô gọn nhẹ

Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người là người Việt Nam hoặc một hộ gia đình làm chủ. 
Pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc về cơ cấu tổ chức, quản lý của hộ kinh doanh.
Với quy mô gọn nhẹ như vậy, hộ kinh doanh phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, cơ cấu không phức tạp.

3. Kê khai thuế

Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp khoán là hộ kinh doanh cá thể có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo từng lần phát sinh, cho thuê tài sản, hoặc trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp.
Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế khoán thực hiện khai thuế khoán một năm một lần tại chi cục thuế, nơi hộ kinh doanh cá thể có địa điểm kinh doanh chậm nhất là ngày 15/12 của năm trước.
Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, hộ kinh doanh cá thể tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hoá đơn vào Báo cáo sử dụng hoá đơn theo quý, chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo với quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

4. Chế độ chứng từ, sổ sách, kế toán đơn giản

Do chính sách thuế quy định HKD xác định nghĩa vụ thuế TNCN và thuế GTGT theo tỷ lệ doanh thu nên không phải mở các tài khoản kế toán hoặc lập báo cáo tài chính như doanh nghiệp mà chỉ có làm 4 sổ kế toán chi tiết để theo dõi doanh thu, tiền lương, thu chi và hàng hóa dịch vụ mua vào.
Lãnh đạo Cục Quản lý giám sát kế toán và kiểm toán cho rằng, nguyên tắc hướng dẫn chế độ kế toán với các HKD, nhất là các hộ lớn sẽ rất đơn giản, dễ thực hiện.

5. Có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm

HKD có thể hoạt động kinh doanh tại các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, chủ hộ phải lựa chọn một một địa điểm để đăng ký trụ sở chính và thực hiện thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Như vậy, việc thành lập hộ kinh doanh là cần thiết, mang đến cho bạn nhiều lợi ích, đặc biệt phù hợp cho chủ thể với quy mô nhỏ, nhanh gọn.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l3lduu3q97ex7bts
TinTuc
l0v1vz340ukp9eng