Những việc cần làm sau khi thành lập chi nhánh

8.jpg

I. Làm biển hiệu và treo tại trụ sở công ty

Căn cứ khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bắt buộc phải làm biển hiệu cho chi nhánh trong đó có ghi: Tên doanh nghiệp; Mã số thuế; Địa chỉ trụ sở chính; Thông tin liên hệ (SĐT, Email, Fax, Website…). 
Ngoài ra, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu của chi nhánh cũng phải đáp ứng đúng với yêu cầu luật định tại Điều 23 Nghị định 103/2009/NĐ-CP.

II. Khai, nộp các loại thuế 

1. Khai thuế môn bài

Theo Khoàn 6 Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, chi nhánh của doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 là đối tượng yêu cầu phải nộp lệ phí môn bài.
Mức nộp lệ phí môn bài: 1.000.000 đồng/năm.
Nếu chi nhánh dược cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm, tức 500.000 đồng.
Nôp thuế môn bài:
Nếu người nộp thuế thành lập chi nhánh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cấp GCN ĐKKD và đăng kí thuế hoặc ngày cấp GCN ĐKDN.
Nếu người nộp thuế mới thành lập chi nhánh mà có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn khai và nộp thuế môn bài là ngày cuối cùng của tháng thành lập.

2. Khai thuế TNDN

Theo Điều 12 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì:
- Trường hợp chi nhánh hạch toán độc lập, việc kê khai nộp thuế thu nhập sẽ được thực hiện tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh.
- Trường hợp chi nhánh hoạch toán phụ thuộc có hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp thì thực hiện kê khai thuế tại nơi có trụ sở chính, sau đó, doanh nghiệp phân bổ số thuế phải nộp về cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh đó.

3. Thuế giá trị gia tăng

- Đối với chi nhánh hạch toán độc lập: Kê khai tại chi nhánh đó.
- Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Kê khai thuế GTGT chung cho cả đơn vị trực thuộc nếu chi nhánh ở cùng tỉnh với trụ sở chính; trường hợp chi nhánh ở khác tỉnh thì nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế của chi nhánh đó.

III. Phát hành hoá đơn điện tử

Chi nhánh của doanh nghiệp, bao gồm cả chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc, được phép tự đặt in hóa đơn để sử dụng hoặc sử dụng chung hóa đơn với doanh nghiệp mẹ. Mẫu hóa đơn của chi nhánh có thể giống hoặc khác với mẫu hóa đơn của trụ sở chính.

IV. Mở tài khoản thanh toán cho chi nhánh

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, để thuận tiện hơn cho hoạt động kinh doanh thì chi nhánh nên liên hệ với Ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam để tiến hành thủ tục mở tài khoản ngân hàng riêng.
 

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l3lbmrcx3o660etl
TinTuc
l0v1vz340ukp9eng