Những lợi ích và hạn chế từ thương vụ M&A

M&A – sáp nhập diễn ra khi hai công ty quyết định kết hợp lại với nhau, cùng nhau hoạt động dưới một thực thể kinh doanh. Nếu chúng ta là một chủ một doanh nghiệp, hoặc đang có mong muốn thực hiện một Start-up của riêng mình thì cần phải hiểu rõ về M&A. Vậy khi xảy ra M&A thì các lợi ích cũng như rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện thương vụ này là gì?

 

1.jpg

M&A – sáp nhập diễn ra khi hai công ty quyết định kết hợp lại với nhau, cùng nhau hoạt động dưới một thực thể kinh doanh. Nếu chúng ta là một chủ một doanh nghiệp, hoặc đang có mong muốn thực hiện một Start-up của riêng mình thì cần phải hiểu rõ về M&A. Vậy khi xảy ra M&A thì các lợi ích cũng như rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện thương vụ này là gì? 

Và sau đây để giúp Quý Doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về những lợi ích mà M&A đem lại cũng như những hạn chế của thương vụ M&A VIVALAW Việt Nam xin giới thiệu bài viết “Những lợi ích và hạn chế từ thương vụ M&A”.

I. Lợi ích của M&A

M&A trên thế giới cũng như M&A tại Việt Nam đều được nhận định rằng, sẽ tạo ra giá trị tăng thêm (giá trị cộng hưởng) nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị doanh nghiệp sau M&A được nâng cao.

1. Nâng cao quy mô doanh nghiệp

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án…Quy mô doanh nghiệp tăng, phân phối hàng hóa được đẩy mạnh cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thị phần lớn hơn.

2. Nâng cao thị phần và thị trường tiêu thụ hàng hóa

Nếu hai doanh nghiệp M&A cùng hoạt động trong một ngành, nguồn lực của cả hai công ty kết hợp với nhau sẽ giúp họ có được thị phần lớn hơn trên thị trường.

Bằng việc gia tăng tầm ảnh hưởng địa lý, doanh nghiệp mới hoàn toàn có thể mở rộng mạng lưới phân phối của mình, tiếp cận tới nhiều đối tượng khách hàng hơn.

3. Giảm chi phí và nâng cao chất lượng nhân lực

Khi hai hay nhiều bên sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp. Bởi vậy, M&A sẽ là dịp để các doanh nghiệp sàng lọc những vị trí làm việc kém hiệu quả.

Doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm có thể mang lại lợi ích không ngờ – Tinh hoa nhân sự đều hội tụ ở thực thể doanh nghiệp mới.

4. Tối ưu hóa nguồn lực tài chính

Một trong những lợi ích nổi bật nhất khi thực hiện công việc M&A đó là sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Sau M&A, doanh nghiệp sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính.

5. Nâng cao trình độ công nghệ - kỹ thuật

Thông qua việc M&A, doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh.

2.jpg

 

II. Hạn chế, rủi ro của M&A

Bên cạnh các lợi ích thì việc mua bán, sáp nhập không phải là không có các mặt hạn chế tuy nhiên nếu biết cách khắc phục thì những điểm này cũng không có gì đáng lo ngai quá. Sau đây là một số hạn chế cơ bản:

1. Tài chính doanh nghiệp

Việc mua một doanh nghiệp khác đòi hỏi các doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản ngân sách cực lớn, nhất là với những doanh nghiệp không muốn phải “trao mình”.

2. Gây ra những tranh cãi giữa các cổ đông lớn

Đây là vấn đề đáng lo ngại nhất bởi nó đụng chạm tới quyền và lợi ích của các cổ đông. Khi các ngân hàng sáp nhập lại với nhau thì số vốn sẽ lớn hơn những cổ đông lớn của các ngân hàng có thể sẽ bị thâu tóm và quyền lợi sẽ giảm xuống. Và các ý kiến của các cổ đông này sẽ không còn tiếng nói trong đại hội cổ đông. Bởi nếu các cổ đông này vẫn tiếp tục nắm giữ cổ phần thì tỷ lệ quyền biểu quyết của họ trên tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết sẽ nhỏ hơn trước.

3. Gây ảnh hưởng tới quyền lợi của những cổ đông nhỏ

Không chỉ các cổ đông lớn bị ảnh hưởng về quyền lợi mà các cổ đông nhỏ cũng ảnh hưởng và thậm chí còn ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Vốn dĩ những cổ đông nhỏ trong doanh nghiệp đã có ít tiếng nói, ít quyền lợi hơn những cổ đông lớn nay qua hình thức sáp nhập tỷ lệ mà họ nắm giữ trên tổng số cổ phần nhỏ đi tiếng nói của họ trên cuộc họp đại hội cổ đông càng không có trọng lượng. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới những cái “tôi” trong lòng những vị doanh nhân này.

4. Tranh chấp về lao động

Điều này xảy ra khi chủ sở hữu mới tái cơ cấu lực lượng lao động, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với những người lao động chủ chốt trong bộ máy lao động cũ.

5. Văn hóa doanh nghiệp bị pha trộn

Sự kết hợp giữa phong cách, văn hoá làm việc của các công ty sáp nhập: Mỗi doanh nghiệp có điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác.

Văn hóa doanh nghiệp thể hiện những đặc trưng riêng có của mỗi doanh nghiệp, thể hiện những đặc điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Việc pha trộn 2 nền văn hóa dễ gây nên đổ vỡ.

z3369745375653_eed7b3b18003bd5f4a01de5e0487c989.jpg

Trên đây là những nội dung bài viết của VIVALAW về. Những lợi ích và hạn chế từ thương vụ M&A. VIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l3igi0rbaz3jwr5q
TinTuc
l0ta0irm8c08ovvm