Dịch vụ xin giấy phép thành lập Viện nghiên cứu - Ngoài công lập

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc nghiên cứu khoa học đã được quan tâm, đầu tư một cách chú trọng nhằm đưa ra những biện pháp khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất nhằm phục vụ cuộc sống con người cũng như phát triển nền kinh tế.

Xin giấy phép thành lập viện nghiên cứu ngoài công lập

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc nghiên cứu khoa học đã được quan tâm, đầu tư một cách chú trọng nhằm đưa ra những biện pháp khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất nhằm phục vụ cuộc sống con người cũng như phát triển nền kinh tế. Do đó, để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học thì việc thành lập các Viện nghiên cứu là điều kiện cần thiết. Vậy khi thành lập Viện nghiên cứu cần phải làm gì?

Để Quý khách hàng có thể nắm và hiểu rõ hơn về Dịch vụ xin giấy phép thành lập Viện nghiên cứu – Ngoài công lập, VIVALAW Việt Nam chúng tôi xin đưa ra một số thông tin để khách hàng tham khảo như sau:

I. Thẩm quyền

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ (nơi đặt địa điểm kinh doanh)

II. Điều kiện cấp giấy phép thành lập Viện nghiên cứu

1. Điều lệ tổ chức và hoạt động

  • Điều lệ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP.
  • Vốn điều lệ: do tổ chức, cá nhân thành lập quyết định. Trong đó, vốn bằng tiền tại thời điểm đăng ký phải bảo đảm đủ kinh phí hoạt động thường xuyên của tổ chức ít nhất trong 01 năm.

2. Nhân lực KHCN

  • Phải có ít nhất 05 người có trình độ đại học trở lên bao gồm làm việc chính thức và kiêm nhiệm, trong đó có ít nhất 30% có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và ít nhất 40% làm việc chính thức.
  • Tổ chức KHCN được tổ chức dưới hình thức “Viện” phải có ít nhất một người có trình độ tiến sĩ phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và làm việc theo chế độ chính thức.
  • Trường hợp phát triển ngành KHCN mới thì tổ chức phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên thuộc ngành đăng ký hoạt động làm việc chính thức.
  • Người đứng đầu tổ chức phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm quản lý, năng lực chuyên môn phù hợp.

3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật

Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản trí tuệ, các phương tiện vật chất - kỹ thuật khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức KHCN.

III. Quy trình thực hiện

       Bước 1: Kiểm tra giấy tờ pháp lý, thực địa cơ sở và hướng thiết kế bố trí cơ sở;

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở Khoa học và Công nghệ;

Bước 3: Hướng dẫn khách hàng nội dung buổi báo cáo phê duyệt quyết định thành lập viện;

Bước 4: Nhận kết quả và hướng dẫn khách hàng các nội dung sau khi nhận giấy phép.

IV. Tài liệu khách hàng cần cung cấp

STT

Tiêu đề hồ sơ

Số lượng

Yêu cầu

Ghi chú

1

Các văn bằng đào tạo của nhân lực tổ chức

01

Bản sao chứng thực

 

2

Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với địa điểm Trụ sở chính

01

Bản sao chứng thực

 

3

Hợp đồng thuê địa điểm Trụ sở chính

01

Bản sao chứng thực/ Bản gốc

 

4

Sơ yếu lý lịch/ Lý lịch tư pháp trong thời hạn không quá 01 năm của nhân lực tổ chức

01

Bản gốc

 

5

Văn bản cho phép làm việc kiêm nhiệm

01

Bản gốc

Trường hợp nhân lực kiêm nhiệm

6

Giấy tờ chứng minh đối với phần vốn đã cam kết góp

01

Bản gốc

 

V.  Công việc VIVALAW thực hiện

  1. Tư vấn  toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc hoạt động tại Việt Nam .
  2. Soạn một bộ hồ sơ theo quy định;
  3. Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại Sở Khoa học và Công nghệ;
  4. Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  5. Nhận kết quả Giấy phép;
  6. Bàn giao Giấy chứng nhận và một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách lưu.

VI. Thời gian thực hiện

  • Thời gian: 20 - 30 ngày (Ngày làm việc)

Xin giấy phép viện nghiên cứu ngoài công lập

VII. Các công việc cần thực hiện sau thành lập

1. Khắc con dấu

Khắc dấu và đăng ký mẫu dấu tại phòng cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội – Công an tỉnh thành phố nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở.

Hồ sơ gồm:

  • Bản sao y Giấy chứng nhận hoạt động của Viện nghiên cứu;
  • Điều lệ của Viện nghiên cứu;
  • Biên bản họp/ Quyết định thành lập Viện nghiên cứu.

Thời gian xử lý: 05 ngày làm việc.

2. Đăng ký mã số thuế

Hồ sơ đăng ký mã số thuế gồm có:

  • Tờ khai đăng ký thuế (Theo mẫu 01-ĐK-TCT trong thông tư 105/2020/TT-BTC);
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Viện nghiên cứu (Bản sao có chứng thực).

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục thuế Tỉnh (Thành phố) nơi Viện nghiên cứu đặt trụ sở.

Thời gian xử lý: 03 ngày làm việc.

3. Báo cáo tình hình hoạt động hàng năm

- Mẫu báo cáo theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BKHCN.

- Nộp báo cáo định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm.

- Phương thức nộp báo cáo: thực hiện báo cáo bằng văn bản đồng thời gửi tệp dữ liệu báo cáo (qua thư điện tử) đến cơ quan cấp giấy chứng nhận, giấy phép.

4. Lập tài khoản ngân hàng

Bước 1: Lựa chọn ngân hàng: Viện nghiên cứu nên lập tài khoản ngân hàng tại những ngân hàng uy tín, có nhiều điểm giao dịch trên cả nước để mở tài khoản ngân hàng.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ gồm có:

  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng kí Hoạt động;
  • Bản sao chứng thực CMND của đại diện theo pháp luật – chủ tài khoản;
  • Bản sao chứng thực CMND của những người được ủy quyền giao dịch tại ngân hàng hoặc ủy quyền chủ tài khoản (Nếu có)
  • Bản sao chứng thực CMND của kế toán trưởng (Nếu có)

Bước 3: Liên hệ với ngân hàng để nhận các biểu mẫu đăng kí mở tai khoản

Bước 4: Hoàn thiện các tài liệu đăng ký, tập hợp hồ sơ và gửi ngân hàng để mở tài khoản công ty; Đồng thời, chuẩn bị số tiền nộp vào tài khoản để đáp ứng yêu cầu về số dư tối thiểu trong tài khoản được quy định bởi mỗi ngân hàng. Thông thường, số tiền này là 1 triệu đồng đối với tài khoản VNĐ.

Bước 5: Đặt mua SÉC tại ngân hàng để sẵn sang rút tiền khi có dư tài khoản.

VIII. Cơ s pháp lý

  • Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13;
  • Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/1/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN;
  • Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN, văn phòng đại diện, chi nhánh  của tổ chức KH&CN;
  • Thông tư số 16/2014/TT-BKHCN ngày 13/6/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định về điều kiện thành lập, hoạt động của tổ chức trung gian của thị trường KH&CN;
  • Thông tư số 187/2009/TT-BTC ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động về khoa học, công nghệ và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN.

xin giấy phép viện nghiên cứu ngoài công lập

Trên đây là những nội dung tư vấn của VIVALAW về dịch vụ xin Giấy phép thành lập viện nghiên cứu - Ngoài công lập. VIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l3awhpx3hucgqq31
TinTuc
l28tpiryaw3b0qgs