Dịch vụ Xin giấy chứng nhận FDA cho thực phẩm

FDA là chữ viết tắt của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration), cơ quan này chịu trách nhiệm bảo đảm và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng thông qua việc giám sát về an toàn thực phẩm

Thủ tục xin giấy chứng nhận FDA cho thực phẩm

FDA là chữ viết tắt của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration), cơ quan này chịu trách nhiệm bảo đảm và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng thông qua việc giám sát về an toàn thực phẩm. Tất cả các cơ sở thực phẩm (trong và ngoài nước) sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc lưu trữ thực phẩm để tiêu thụ bởi người hoặc động vật ở Mỹ, đều phải đăng ký với FDA.

VIVALAW tự hào là một công ty tư vấn chuyên sâu về các loại giấy phép, chúng tôi có những Chuyên gia đầu ngành, nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ Qúy khách hàng Kinh doanh tuân thủ pháp luật và Hạn chế thấp nhất các rủi ro Pháp lý trong quá trình hoạt động. Liên quan tới Thủ tục Xin giấy chứng nhận FDA cho thực phẩm. VIVALAW gửi quý khách hàng thông tin chi tiết về hồ sơ, quy trình thực hiện như sau:

I. Thẩm quyền:

Doanh nghiệp lựa chọn Đại lý Hoa Kỳ trong số các Đại lý được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chỉ định.

Theo đạo luật An toàn thực phẩm (FSMA), các cơ sở nước ngoài phải cung cấp cho FDA tên và thông tin liên hệ của một đại lý được chỉ định của Hoa Kỳ (U.S Agents). Đại lý Hoa Kỳ có vai trò là cơ quan thông tin và liên lạc giữa doanh nghiệp và FDA

II. Đối tượng áp dụng :

Doanh nghiệp là chủ sở hữu hoặc là đại lý phân phối kinh doanh, sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc lưu giữ thực phẩm, phục vụ cho con người cũng như phục vụ cho tiêu dùng ở Mỹ đều cần đăng ký FDA thực phẩm.

FDA quản lý theo cơ sở, vì vậy trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều cơ sở thì phải đăng ký và lấy số đăng ký cho tất cả cơ sở. Nếu 1 sản phẩm được sản xuất ở nhiều cơ sở khác nhau, thì các cơ sở đó đều phải đăng ký với FDA.

Một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý:

  • Nếu một cơ sở nước ngoài sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc giữ thực phẩm gửi đến một cơ sở nước ngoài khác để sản xuất/ chế biến hoặc đóng gói thêm trước khi thực phẩm được xuất khẩu sang Hoa Kỳ thì chỉ cơ sở nước ngoài thứ hai phải đăng ký.
  • Nếu cơ sở thứ hai chỉ thực hiện một hoạt động tối thiểu, chẳng hạn như dán nhãn thì cả hai cơ sở phải đăng ký.
  • Bất kỳ cơ sở nước ngoài nào đóng gói hoặc lưu giữ thực phẩm sau nhà sản xuất/ chế biến thực phẩm nước ngoài cuối cùng thì nhà đóng gói hoặc lưu giữ nước ngoài phải đăng ký

Một số sản phẩm được miễn trừ không cần đăng ký FDA:

  • Thực phẩm được làm ra bởi cá nhân
  • Hàng hóa được gửi đi Mỹ dưới dạng cá nhân
  • Hàng cá nhân gửi tới cá nhân theo hình thức phi mậu dịch
  • Mẫu thực phẩm phi tiêu thụ có giá dưới 200USD. Đây là những món hàng bạn cần chứng minh nó là hàng mẫu, gửi đến các cơ sở sản xuất thực phẩm hoặc phòng thí nghiệm.

III. Tài liệu khách hàng cần cung cấp để thực hiện thủ tục

STT

Tiêu đề hồ sơ

Số lượng

Yêu cầu

Ghi chú

  1.  

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

01

Scan bản gốc

 

  1.  

Thông tin doanh nghiệp (địa chỉ, quy mô, sản phẩm,…).

01

 

 

  1.  

Giấy chứng nhận HACCP/ISO 22000 (nếu có).

01

Scan bản gốc

 

  1.  

Thông tin liên hệ văn phòng đại diện tại Mỹ.

01

 

 

  1.  

Thông tin người làm việc và chịu trách nhiệm chính về FDA

01

 

 

Thủ tục xin giấy chứng nhận FDA cho thực phẩm

III. Quy trình đăng ký với FDA

  1. Tiếp nhận thông tin của khách hàng: Khách hàng cung cấp thông tin theo mẫu đính kèm;
  2. Gửi đơn đăng ký FDA;
  3. FDA phê duyệt số đăng ký. Sau khi đăng ký hoàn tất, một cơ sở đã đăng ký sẽ được cấp một số đăng ký FDA gồm 11 chữ số từ FDA. Số đăng ký FDA sẽ xác định công ty của bạn với FDA cũng như hỗ trợ bạn trong quá trình thông quan;
  4. Bàn giao Giấy chứng nhận mã số FDA đã được xác thực cho khách hàng (Chứng nhận được cấp bởi Đại lý Hoa Kỳ); FDA Hoa Kỳ không cấp bất kỳ chứng chỉ nào, tuy nhiên, với tư cách là công ty bên thứ ba, Đại lý Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho bạn chứng chỉ đăng ký FDA có thể được sử dụng làm xác nhận đăng ký FDA.

IV. Công việc VIVALAW Thực hiện

  1. Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến hoạt động Đăng ký giấy phép FDA;
  2. Hướng dẫn kê khai các thông tin đăng ký FDA;
  3. Hướng dẫn khách hàng chỉnh sửa nhãn hàng hóa cho phù hợp với Luật của Hoa Kỳ;
  4. Liên hệ đại lý FDA Hoa Kỳ (nếu khách hàng yêu cầu);
  5. Soạn một bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo quy định pháp luật;
  6. Tạo tài khoản, nộp phí người dùng, đăng ký và kê khai các sản phẩm trên hệ thống FDA;
  7. Bàn giao kết quả Giấy chứng nhận FDA cho khách hàng.

V. Thời gian thực hiện

  • Thời gian: 10 – 15 (Ngày làm việc)

VI. Hiệu lực giấy chứng nhận FDA

  • FDA có quy định, các cơ sở đăng ký phải gia hạn định kỳ từ ngày 01/10 đến 31/12 hằng năm. Đối với cơ sở thực phẩm: 2 năm/1 lần

VII. Hậu quả pháp lý trong trường hợp không đăng ký với FDA

  • Lô hàng của bạn sẽ không được phép vào thị trường Hoa Kỳ, hải quan sẽ giữ lại lô hàng tại cảng nhập cảnh và doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho việc xử lý và thanh toán cho các khoản lưu kho, vận chuyển,…
  • Chính phủ liên bang có thể đưa ra các cáo buộc về dân sự và hình sự đối với doanh nghiệp

Thủ tục xin giấy chứng nhận FDA cho thực phẩm

Trên đây là những nội dung tư vấn của VIVALAW về Thủ tục Xin giấy chứng nhận FDA cho thực phẩm. VIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn về thủ tục xin giấy chứng nhận FDA hay các thủ tục công bố thực phẩm, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l3568nryijc9u4s0
TinTuc
l242eeasjv8g7riw