Phân biệt thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung, thức ăn đậm đặc và thức ăn truyền thống

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thức ăn chăn nuôi được phân thành 4 loại với những đặc điểm khác nhau và các thủ tục pháp lý liên quan cũng từ đó khác nhau đối với mỗi loại thức ăn.
1.jpg
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thức ăn chăn nuôi được phân thành 4 loại với những đặc điểm khác nhau và các thủ tục pháp lý liên quan cũng từ đó khác nhau đối với mỗi loại thức ăn. Nhiều doanh nghiệp còn vướng mắc trong quá trình phân biệt trên cũng như xác định thủ tục cần phải thực hiện đối với mỗi loại cụ thể.
VIVALAW với kinh nghiệm tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến thức ăn chăn nuôi sẽ giúp Quý Khách hàng làm rõ và có cái nhìn tổng quát đối với các loại thức ăn trên.

1. Cơ sở pháp lý 

  • Luật Chăn nuôi 2018;

  • Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi;

  • Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2.jpg

2. Phân biệt các loại thức ăn chăn nuôi

 

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

Thức ăn bổ sung

Thức ăn đậm đặc

Thức ăn truyền thống

Định nghĩa

Là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.

Là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.

 Là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.

 

Là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán trong chăn nuôi bao gồm thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.

Ví dụ

- Các loại hạt dành cho chó mèo.

- Cám cá.

- Cám gà, lợn…

- Khô, snack chó mèo giúp bổ sung vitamin và khoáng chất.

- Các chất có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, cân bằng vi sinh đường ruột cho gia súc, gia cầm.

- Các chất giúp tăng độ nạc của thịt gia súc…

- Các loại cám cho gia súc, gia cầm nhưng có thành phần dinh dưỡng cao hơn.

Thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.

Thủ tục

Công bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc

Công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung

Công bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ về sản phẩm thức ăn truyền thống

 

z3369745375653_eed7b3b18003bd5f4a01de5e0487c989.jpg

Trên đây là những nội dung tư vấn của VIVALAW về Phân biệt các loại thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam. VIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l2iocj1rg1gnx4cj
TinTuc
l28tpiryaw3b0qgs