Hình thức, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất

Trong một cơ sở lao động, việc quy định về xử lý kỷ luật lao động là cần thiết để đảm bảo trật tự cơ sở, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động cũng như nâng cao ý thức của người lao động trong chấp hành kỷ luật tại đơn vị. VIVALAW xin cung cấp cho Quý khách hàng về hình thức, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
Anh 1.jpg

Trong một cơ sở lao động, việc quy định về xử lý kỷ luật lao động là cần thiết để đảm bảo trật tự cơ sở, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động cũng như nâng cao ý thức của người lao động trong chấp hành kỷ luật tại đơn vị. VIVALAW xin cung cấp cho Quý khách hàng về hình thức, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

I. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

  • Khiển trách

  • Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng

  • Cách chức

  • Sa thải.

II. Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động

  • Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

  • Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

  • Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

  • Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản;

  • Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;

  • Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

III. Các trường hợp không xử lý kỷ luật người lao động

  • Người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

  • Người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam;

  • Người lao động đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động 2019;

  • Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

  • Người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Anh 2.jpg

IV. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động 

Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm;

Bước 2: Lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

Bước 3: Thông báo họp xử lý kỷ luật lao động;

Bước 4: Thành viên trong thành phần tham dự xác nhận tham gia cuộc họp;

Bước 5: Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động;

Bước 6: Quyết định xử lý kỷ luật.

V. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

  • Thời hiệu xử lý: 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm, đối với trường hợp liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu là 12 tháng.

  • Có thể kéo dài thời hiệu xử lý trong một số trường hợp nhưng không quá 60 ngày.

  • Người sủ dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn nêu trên. 

VI. Trách nhiệm vật chất

STT Tiêu chí Trách nhiệm vật chất
1 Khái niệm Là trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động đã gây ra
2 Nguyên nhân áp dụng
– Làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao; hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.
– Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp.
3 Căn cứ áp dụng
- Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
- Có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động.
- Có lỗi
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại về tài sản 
4 Nguyên tắc
– Phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.
– Việc quy định bồi thường được trừ dần vào lương hàng tháng của người lao động.
5 Hình thức Bồi thường thiệt hại vật chất bằng tiền mặt
6 Mức bồi thường
- Thiệt hại không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng, bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương.
- Nếu NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của NSDLĐ hoặc tài sản khác do NSDLĐ giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường.
- Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; 
- Trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

VII. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Lao động năm 2019;

  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

contact.jpg

Trên đây là nội dung tư vấn của VIVALAW về hình thức, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chấtVIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l2h3v15jas7k22me
TinTuc
l0ta0irm8c08ovvm