Thanh tra thuế và chế tài xử lý vi phạm

Thanh tra thuế là hoạt động nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác có liên quan.

1807_i105_020_s.jpg

Thanh tra thuế là hoạt động nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác có liên quan. 

VIVALAW VIỆT NAM tự hào là một công ty tư vấn chuyên sâu về các loại giấy phép, chúng tôi có những Chuyên gia đầu ngành, nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ Quý khách hàng Kinh doanh tuân thủ pháp luật và Hạn chế thấp nhất các rủi ro Pháp lý trong quá trình hoạt động. Liên quan tới “Thanh tra thuế và Chế tài xử lý vi phạm” VIVALAW gửi quý khách hàng thông tin chi tiết như sau:

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật Quản lý thuế 2019;

  • Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. 

II. Thanh tra thuế

1. Các trường hợp thanh tra thuế

Thanh tra thuế là hoạt động chỉ được thực hiện tại trụ sở người nộp thuế. Việc thanh tra không được thực hiện thường xuyên mà chỉ được lên lế hoạch thực hiện định kỳ đối với một số đối tượng nhất định trong các trường hợp sau:

  • Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế như: trốn thuế, gian lận thuế

  • Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.

  • Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.

  • Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.

2. Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì khi thanh tra thuế

Để tránh trường hợp bi động, doanh nghiệp cần lưu ý các hồ sơ cần chuẩn bị khi thanh tra thuế để quá trình thanh tra diễn ra thuận lợi cho doanh nghiệp mà không mất nhiều thời gian để giải trình và tìm kiếm hồ sơ.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Hóa đơn đầu vào, đầu ra và chứng từ thanh toán: Doanh nghiệp cần sắp xếp các hóa đơn đầu vào theo thứ tự. Hóa đơn cần đính kèm chứng từ thanh toán như phiếu chi, ủy nhiệm chi…Cần chuẩn vị sẵn các hợp đồng để đối chiếu khi cần thiết.

  • Hồ sơ, tờ khai thuế đã nộp: Cần chuẩn bị các tờ khai thuế đã nộp; các thông báo phát hành hóa đơn, tình hình sử dụng hóa đơn; các chứng từ nộp thuế; chuẩn bị báo cáo tài chính của các năm.

  • Các hồ sơ, công văn đã làm việc với cơ quan thuế: Doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ đã làm việc với các cơ quan thuế như công văn thông báo, quyết định xử phạt.

  • Các sổ sách, chứng từ kế toán khác: bảng chấm công, bảng lương, chứng từ thanh toán lương, hợp đồng lao động; sổ sách kế toán sắp xếp theo từng năm, có đủ chữ ký, con dấu; bảng tính giá thành sản phẩm, dịch vụ; chứng tư mua tài sản cố định và kế hoạch khấu hao vốn; sao kê ngân hàng, hồ sơ vay vốn, biên bản kiểm kê quỹ; biên bản đối chiếu công nợ, xác nhận số dư ngân hàng, quyết định xử lý nợ khó đòi…

III. Chế tài xử lý vi phạm

Mục 3 Điều 20 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận; thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với người nộp thuế không tuân thủ quy định về kê khai, xác định giao dịch liên kết; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, dữ liệu kê khai xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:

  • Người nộp thuế không kê khai, kê khai không đầy đủ thông tin hoặc không nộp thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết;

  • Người nộp thuế cung cấp không đầy đủ thông tin Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết hoặc không xuất trình Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và các dữ liệu, chứng từ và tài liệu được sử dụng làm căn cứ phân tích, so sánh, xác định giá tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo yêu cầu của Cơ quan thuế trong thời hạn;

  • Người nộp thuế sử dụng các thông tin về giao dịch độc lập không trung thực, không đúng thực tế để phân tích, so sánh, kê khai xác định giá giao dịch liên kết hoặc dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận áp dụng cho giao dịch liên kết;

  • Người nộp thuế có hành vi vi phạm các quy định về xác định giá giao dịch liên kết tại Điều 19 (Các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết);

  • Cơ sở dữ liệu sử dụng để ấn định thuế thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2021.

Đồng thời, doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu thêm các khoản phạt sau:

  • Lãi chậm nộp: 0,03%/ ngày chậm nộp (Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019)

  • Kê khai sai, chưa đầy đủ: 500.000 đồng đến 8.000.000 đồng hoặc 20% số tiền kê khai sai, chưa đầy đủ (Điều 12, Điều 16 Nghị định 125/NĐ-CP)

  • Gian lận thuế/ trốn thuế: phạt tiền từ một đến ba lần số thuế bị truy thu. (Điều 17 Nghị định 125/NĐ-CP)

Cùng với các khoản phạt, doanh nghiệp cũng có thể bị ảnh hưởng về uy tín trên thị trường và bị đưa vào danh sách các doanh nghiệp có rủi ro cao về chuyển giá của Cơ quan thuế, dẫn đến các cuộc thanh tra/ kiểm tra thuế định kỳ hơn.

6436d6cfa39762c93b86.jpg
Trên đây là những nội dung tư vấn của VIVALAW về Thanh tra thuế và Chế tài xử lý vi phạm. VIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l2h2hjdq3zig6qah
TinTuc
l0ta0irm8c08ovvm