Các giao dịch cần kiểm soát trong doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2020 đã căn cứ từ những yếu tố hình thành nên một giao dịch có khả năng tư lợi cần kiểm bị kiểm soát trong doanh nghiệp gồm: Giao dịch có giá trị tài sản lớn và Giao dịch giữa Công ty với người có liên quan.

126z_office_interior_partner_01_120121.jpg

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;

  • Bộ luật Dân sự 2015.

II. Khái niệm cơ bản

Luật Doanh nghiệp 2020 đã căn cứ từ những yếu tố hình thành nên một giao dịch có khả năng tư lợi cần kiểm bị kiểm soát trong doanh nghiệp gồm: Giao dịch có giá trị tài sản lớn và Giao dịch giữa Công ty với người có liên quan.

Khái niệm:

  • Người có liên quan: Là cá nhân, tổ chức có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với công ty trên cơ sở góp vốn, quan hệ quản lý nội bộ hoặc có quan hệ với người quản lý, người góp vốn và được trao quyền quyết định hoặc có khả năng chi phối việc xác lập giao dịch.

  • Giao dịch giữa công ty và người liên quan: Là giao dịch được xác lập giữa công ty với người có liên quan của công ty – là bên được trao quyền quyết định hoặc có khả năng chi phối đến việc xác lập giao dịch và hàm chưa yếu tố xung đột lợi ích.

  • Giao dịch phát sinh tư lợi: Là giao dịch mà người tham gia giao dịch để thu lợi cho bản thân hay vì hàm lợi cho người khác mà mình đang nhận nhiệm vụ ủy thác. Để chỉ những hành vi của những người quản lý doanh nghiệp, cổ đông kiểm soát sử dụng vị trí, quyền lực của mình để chuyển dịch tài sản của công ty về tay mình.

III. Những giao dịch có khả năng tư lợi

Các giao dịch có khả năng tư lợi trong các loại hình công ty bao gồm các giao dịch giữa công ty với các đối tượng dưới đây:

Công ty Cổ phần

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH một thành viên

1. Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan của họ.

2. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ.

3. Doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty.

1. Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty và người có liên quan của họ.

2. Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ và người có liên quan của họ.

 

1. Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty.

2. Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên và người có liên quan của họ. 

3. Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó và người có liên quan của họ.

IV. Các biện pháp kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi

1. Công khai các xung đột lợi ích và nội dung giao dịch

Để kiểm soát giao dịch, pháp luật yêu cầu công khai được áp đặt với hai nhóm người được trao quyền quản lý hoặc chi phối quyền quản lý: những người quản lý thực hiện việc quản lý dựa trên sự ủy thác của các thành viên, cổ đông trong công ty và là người đại diện cho công ty (các thành viên, cổ đông công ty) tham gia giao dịch; những thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp, cổ phần chi phối đại diện cho lợi ích của công ty và của các thành viên, cổ đông thiểu số.

Những nội dung cần công khai bao gồm:

  • Công khai các xung đột lợi ích

Việc công khai các lợi ích người được ủy thác có thể thu được từ giao dịch là một biện pháp loại trừ xung đột lợi ích, bởi vì bản than những người ủy thác (là các thành viên, cổ đông còn lại trong công ty) biết được đầy đủ và tự quyết định có xác lập giao dịch hay không.

  • Công khai nội dung giao dịch

Công khai dự thảo hợp đồng sẽ ký kết hoặc hành vi pháp lý đơn phương; các yếu tố cần cân nhắc đối với các điều khoản hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phương; các thông tin về giao dịch rất quan trọng để cơ quan quản lý, cơ quan giám sát xác định mức độ cần thiết, yếu tố phù hợp khi tham gia giao dịch, cũng như xác định các lợi ích mà các bên có thể đạt được.

  • Thông tin quan trọng liên quan đến nội dung giao dịch (nếu có)

Việc công khai những nội dung này cũng là nghĩa vụ của người đại diện (người được ủy thác). Ngay cả trong trường hợp những giao dịch này được thiết lập dựa trên sự công bằng về giá cả mà các nội dung trên không được công khai thì giao dịch này vẫn vô hiệu vì người đại diện đã vi phạm nghĩa vụ của mình.

2. Đặt ra những điều kiện đối với giao dịch

Việc thông qua giao giữa công ty với người có liên quan tại ĐHĐCĐ hoặc Ban giám đốc/HĐQT được lý giải như sau:

  • Thứ nhất, cần có sự thông qua của ĐHĐCĐ hoặc HĐTV. Các giao dịch giữa công ty với người có liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của công ty và của các thành viên, cô đông trong công ty. Giao dịch này phải được chính những người chủ sở hữu của công ty quyết định. Sự đồng ý của những người chủ sở hữu của công ty thông qua HĐTV hay ĐHĐCĐ chính là sự đảm bảo quyền của chủ sở hữu công ty. 

  • Thứ hai, chỉ cần có sự đồng ý của Ban giám đôc/HĐQT là đủ để cho hợp đồng có hiệu lực. Xuất phát từ cơ chế đại diện, HĐQT là cơ quan đại diện của công ty do đó, sự đồng ý của Ban giám đốc đối với các giao dịch giữa công ty với người có liên quan là đủ. 

Hơn nữa, luật còn quy định người có liên quan không được bỏ phiếu quyết định việc thiết lập giao dịch này. Đây là những người có lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng do đó để đảm bảo tính công bằng thì không tính đến số phiếu của họ.

3. Giám sát giao dịch giữa công ty với người thứ ba

Các công ty có cấu trúc hội đồng một tầng, tuy không có một cơ quan nào chuyên trách thực hiện việc giám sát những người quản lý điều hành công ty nhưng vẫn có sự tách bạch chức năng quản lý điều hành với chức năng giám sát trong các thành viên ban giám đốc. Các giao dịch giữa công ty với người có liên quan được giám sát bởi các giám đốc không điều hành. 

Các công ty có cấu trúc quản trị hai tầng thì có sự tách biệt chức năng quản lý và chức năng giám sát là hai cơ quan riêng biệt là HĐQT và Ban kiểm soát. Do đó, việc giám sát các giao dịch giữa công ty với người có liên quan sẽ do Ban kiểm soát đảm nhiệm.

V.  Hậu quả pháp lý phát sinh

Các giao dịch giữa công ty với người có liên quan không tuân thủ trình tự, thủ tục thông qua giao dịch theo quy định tại Điều lệ công ty và LDN năm 2020 thì giao dịch đó bị vô hiệu theo quyết định của tòa án. (Khoản 3 Điều 67, Khoản 5 Điều 86, Khoản 4 Điều 167 LDN năm 2020). 

Việc tuyên bố giao dịch vô hiệu thuộc thẩm quyền của Tòa án trên cơ sở đơn khởi kiện của cổ đông hoặc công ty. Việc xử lý giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành. 

Người ký kết giao dịch, hợp đồng và người có liên quan của các bên trong giao dịch, hợp đồng phải liên đới chịu trách nhiệm pháp lý. Những người vi phạm phải hoàn trả cho công ty vật chất hoặc tài sản của công ty là đối tượng của giao dịch nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu cho công ty, bồi thường các thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi vi phạm. 

Các thiệt hại phát sinh cho DN chính là những lợi ích vật chất đã bị người có liên quan tước đoạt và trong trường hợp này, người có liên quan phải hoàn trả cho công ty những lợi ích thu được từ việc thực hiện giao dịch và bồi thường các thiệt hại thực tế đã phát sinh (nếu có).

z3369745375653_eed7b3b18003bd5f4a01de5e0487c989.jpg
Trên đây là những nội dung bài viết của VIVALAW về Các giao dịch cần kiểm soát trong doanh nghiệp. VIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l2h1l1lbbirrgqdv
TinTuc
l0ta0irm8c08ovvm