Các biện pháp xử lý tiền nộp chậm, nộp thừa thuế

Theo quy định của pháp luật thì tổ chức, cá nhân là người nộp thuế và phải có nghĩa vụ khai, nộp thuế theo đúng thời hạn quy định, trong trường hợp khách hàng nộp muộn sẽ phải nộp thêm tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp khách hàng nộp chậm, nộp thừa tiền thuế thì nhà nước sẽ có biện pháp xử lý như thế nào?

penalty_fine_businessman.jpg

Theo quy định của pháp luật thì tổ chức, cá nhân là người nộp thuế và phải có nghĩa vụ khai, nộp thuế theo đúng thời hạn quy định, trong trường hợp khách hàng nộp muộn sẽ phải nộp thêm tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp khách hàng nộp chậm, nộp thừa tiền thuế thì nhà nước sẽ có biện pháp xử lý như thế nào?

Và để giúp Quý Doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về các biện pháp xử lý tiền nộp chậm, nộp thừa thuế, VIVALAW Việt Nam xin giới thiệu bài viết “Các biện pháp xử lý tiền nộp chậm, nộp thừa thuế”.

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;

  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế;

  • Thông tư 80/2020/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế và nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

II. Các biện pháp xử lý tiền nộp chậm, nộp thừa thuế

1. Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp

  • Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế;

  • Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan có thẩm quyền phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp;

  • Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan có thẩm quyền phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn;

  • Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định;

  • Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định;

  • Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định;

  • Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

2. Cách tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp

  • Các tính tiền chậm nộp

Mức tính tiền chậm nộp tính bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp và nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định.

  • Thời gian tính tiền chậm nộp

Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp.

3. Các biện pháp xử lý tiền nộp chậm, nộp thừa thuế

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì người nộp thuế sẽ được bù trừ khoản nộp thừa với số tiền thuế còn nợ, tiền chậm nộp còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp phải nộp của lần tiếp theo trong các trường hợp:

  • Bù trừ với khoản nợ của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa;

  • Bù trừ với khoản thu phát sinh của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.

Trong trường hợp khách hàng đề nghị bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì không tính tiền chậm nộp tương ứng với khoản tiền bù trừ trong khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ.

Trường hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu

Trường hợp người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh có tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.

Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa bằng ngoại tệ thuộc trường hợp khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ quy định tại Điều 4 Thông tư 80/2021/TT-BTC khi thực hiện bù trừ phải quy đổi sang đồng Việt nam theo tỷ giá bán ra đầu ngày của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm xác định số thuế nộp thừa để bù trừ.

Sau khi đã bù trừ hết các khoản nêu trên mà khách hàng (người nộp thuế) vẫn còn khoản nộp thừa hoặc không có khoản nợ thì khách hàng được gửi hồ sơ đề nghị hoàn trả hoặc hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước.

6436d6cfa39762c93b86.jpg
Trên đây là những nội dung bài viết của VIVALAW về Các biện pháp xử lý tiền nộp chậm, nộp thừa thuế. VIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l2h1g18pjui2auyc
TinTuc
l0ta0irm8c08ovvm