Những hành vi nào bị cấm khi kinh doanh rượu?

Ngày 14/9/2017, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định bạn hành Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu thay thế cho Nghị định 94/2012/NĐ-CP.

high-angle-view-small-business-owner-taking-credit-card-from-customer-wine-shop.jpg

Căn cứ pháp lý: 

  • Nghị định 105/2017/NĐ-CP;

Giải đáp từ VIVALAW:

Ngày 14/9/2017, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định bạn hành Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu thay thế cho Nghị định 94/2012/NĐ-CP. Nghị định này bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2017, theo đó, có 6 hành vi bị cấm trong kinh doanh rượu (Điều 7 Nghị định), giảm bớt so với quy định cũ (17 hành vi) gồm:

  1. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép theo quy định tại Nghị định này;

  2. Sử dụng cồn thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn, cồn công nghiệp hoặc nguyên liệu bị cấm khác để sản xuất, pha chế rượu;

  3. Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh rượu;

  4. Trưng bày, mua, bán, lưu thông, tiêu thụ các loại rượu không có tem, nhãn đúng quy định của pháp luật, rượu không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;

  5. Bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động;

  6. Quảng cáo, khuyến mại rượu trái quy định của pháp luật.

Đặc biệt, trong các hành vi bị cấm, có sự thay đổi đáng kể trong quy định về bán rượu qua mạng Internet. Theo nghị định 105/2017/NĐ-CP cấm hành vi bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet thể hiện sự thay đổi trong tư duy các nhà làm luật, góp phần đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các chủ thể được thực hiện trên thực tế so với quy định trước đây cấm bán tất cả các sản phẩm rượu qua mạng mà không phân biệt độ cồn.

6436d6cfa39762c93b86.jpg
 
 

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l2gzqtap6bm7pdit
TinTuc
l28tpiryaw3b0qgs