Làm việc tại cơ quan nhà nước có được kinh doanh?

Người làm việc tại cơ quan nhà nước có thể là cán bộ, công chức, viên chức hoặc đối tượng khác. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có cán bộ, công chức, viên chức mới phải chịu những hạn chế trong việc thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp.
1.jpg
Người làm việc tại cơ quan nhà nước có thể là cán bộ, công chức, viên chức hoặc đối tượng khác. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có cán bộ, công chức, viên chức mới phải chịu những hạn chế trong việc thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp.

I. Quy định về thành lập doanh nghiệp

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:
“…b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;…”
Theo đó, tất cả những người là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức thì không được đứng tên thành lập doanh nghiệp.

II. Quy định về góp vốn vào doanh nghiệp

Theo Điểm b Khoản 3 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:
“…b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng;….”
Theo khoản 3 Điều 14 Luật viên chức 2010 về quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định:
“Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác”
Tại Khoản 4 Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 có quy định:
“4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.”
Như vậy, từ những phân tích trên thì cán bộ, công chức, viên chức có thể tham gia góp vốn ở từng loại hình doanh nghiệp nhưng không được trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước, cụ thể là:
– Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp.          
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì cán bộ, công chức, viên chức không thể tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghiệp này vì loại hình doanh nghiệp này khi tham gia đồng nghĩa với việc có tư cách thành viên mà có tư cách thành viên là có vai trò quản lý trong đó.
– Còn đối với công ty hợp danh thì cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn không được tham gia với tư cách hợp danh. Chỉ với tư cách hợp vốn thì họ mới không có khả năng quản lý doanh nghiệp.
6436d6cfa39762c93b86.jpg
 

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l2g2t4ph2cq66gae
TinTuc
l0v1vz340ukp9eng