Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu

Để được bảo hộ, nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Những điều kiện này đã được ghi nhận cụ thể trong Luật Sở hữu trí tuệ.
1.jpg
Để được bảo hộ, nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Những điều kiện này đã được ghi nhận cụ thể trong Luật Sở hữu trí tuệ. VIVALAW tự hào là một công ty tư vấn chuyên sâu về các loại giấy phép, chúng tôi có những Chuyên gia đầu ngành, nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ Quý khách hàng Kinh doanh tuân thủ pháp luật và Hạn chế thấp nhất các rủi ro Pháp lý trong quá trình hoạt động. Liên quan tới Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, VIVALAW gửi quý khách hàng thông tin chi tiết về hồ sơ, quy trình thực hiện như sau

I. Thẩm quyền:

  • Cục sở hữu trí tuệ

II. Điều kiện xin cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu 

1. Điều kiện về chủ thể

  • Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam đều có quyền trực tiếp nộp đơn đăng kí nhãn hiệu cho hàng hóa của mình hoặc đại diện cho người đại diện nộp đơn.
  • Nếu cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt nam hay tổ chức/cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam phải ủy quyền cho đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

2. Điều kiện về hồ sơ

Hồ sơ đăng kí cần hợp lệ và nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí đăng kí theo quy định.

3. Điều kiện về nhãn hiệu

Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2019.
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

2.jpg

III. Hiệu lực đối với văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn
  • Khi hết thời hạn 10 năm, Thương nhân phải phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực. Thương nhân có thể nộp tờ khai xin gia hạn khi hiệu lực của Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu còn lại 06 tháng. Ngoài ra, chủ sở hữu cũng có thể nộp tờ khai hạn gia hạn muộn trong vòng quá 06 tháng nhưng phải đóng thêm 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn. (Chủ sở hữu cần nộp tờ khai gia hạn/duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp theo mẫu số: 02-GH/DTVB tại Phụ lục 1 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ KH&CN)

IV. Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019);
  • Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Thông tư 13/2010/TT-BKHCN sửa đổi quy định của Thông tư 17/2009/TT-BKHCN và 01/2007/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
  • Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
  • Thông tư 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 99/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
z3369745375653_eed7b3b18003bd5f4a01de5e0487c989.jpg
Trên đây là những nội dung tư vấn của VIVALAW về Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu. VIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l2fmz60l4w53h4oo
TinTuc
l1jdmik2iwfonqis