Mức phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu

Hiện nay, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề thường gặp. Nhãn hiệu là một đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ và việc xảy ra hành vi xâm phạm nhãn hiệu là rất dễ gặp

1.jpg

Hiện nay, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề thường gặp. Nhãn hiệu là một đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ và việc xảy ra hành vi xâm phạm nhãn hiệu là rất dễ gặp. Vậy, hành vi nào được coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và mức phạt sẽ là bao nhiêu. VIVALAW xin gửi tới Quý Khách hàng những hành vi vi phạm cơ bản đối với nhãn hiệu có thể mắc phải để Quý Khách hàng lưu ý và tránh thực hiện.

STT

Nội dung

Mức phạt

Phạt bổ sung và khắc phục

1

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội.

500.000 đồng đến 250.000.000 đồng

Đình chỉ hoạt động kinh doanh, buộc tiêu hủy yếu tố vi phạm, tang vật, phương tiện vi phạm, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh vi phạm, buộc thay đổi tên doanh nghiệp, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

2

Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

4.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, đình chỉ hoạt động kinh doanh, buộc tiêu hủy, tái xuất, nộp lại số lợi bất hợp pháp.

3

Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

500.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Buộc tiêu hủy, nộp lại số lợi bất hợp pháp.

4

Xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 200.000.000 đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Đối với cá nhân:
50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Đối với pháp nhân:
500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 2 năm.
Đối với cá nhận:
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Đối với pháp nhân:
Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.
Ngoài những hành vi vi phạm thường gặp và được xử lý bằng biện pháp hành chính và hình sự nêu trên, tùy thuộc vào mức độ vi phạm cũng như thiệt hại gây ra, có thể áp dụng biện pháp dân sự để giải quyết bao gồm: buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại cùng với  biện pháp xử phạt bổ sung; buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện sản xuất hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu về nhãn hiệu.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015;

  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019;

  • Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

  • Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BKHCN 2019 nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ.

z3369745375653_eed7b3b18003bd5f4a01de5e0487c989.jpg

Trên đây là những nội dung tư vấn của VIVALAW về Mức phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l2fknkqak8ny3uqv
TinTuc
l1jdmik2iwfonqis