Dịch vụ công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Ngày nay, khi nhu cầu làm đẹp càng được coi trọng thì cơ hội kinh doanh mỹ phẩm ngày càng rộng mở. Rất nhiều doanh nghiệp vô cùng lúng túng khi tìm hiểu về các thủ tục pháp lý liên quan trong quá trình kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu.

Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Ngày nay, khi nhu cầu làm đẹp càng được coi trọng thì cơ hội kinh doanh mỹ phẩm ngày càng rộng mở. Rất nhiều doanh nghiệp vô cùng lúng túng khi tìm hiểu về các thủ tục pháp lý liên quan trong quá trình kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu.

VIVALAW tự hào đã đồng hành cùng các Doanh nghiệp, Đối tác lớn nhỏ công bố mỹ phẩm nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới như: Mỹ (Paula’s Choice Vietnam), Pháp (Công ty Sagen),  Anh (Mỹ phẩm Hà Khanh, Medicare), Đức(Citylife Cosmetics), Dubai (Harmony Cosmetics), Singapore (Sunshine Cosmetics), Thụy Điển (Viet & World Cos), Italia (CIELO),  New Zealand (Plantae Việt Nam), Isreal (Starshine Marketing), Thụy Sỹ (Indochina Plus), Balan (Bảo Ngân), Tây Ban Nha (Medicare), Liên Bang Nga (Tập đoàn EDX, Việt Trung), Australia (Mỹ phẩm Khánh Linh, Wise Corridor Vietnam), Thái Lan (Medicare, Karmarts), Hàn Quốc (Tập đoàn Emart, Atomy, Surely, Tonymoly, Hansung E, Sa Im Dang, Seed & Tree, Mỹ phẩm Forskin), Nhật Bản (DHC, Shisheido), Đài Loan (Beauty By Han Wu, Mỹ phẩm A & Plus),… Liên quan tới Dịch vụ công bố mỹ phẩm nhập khẩu, VIVALAW gửi quý khách hàng thông tin chi tiết về hồ sơ, quy trình thực hiện như sau:

I. Danh sách những loại mỹ phẩm phải công bố trước khi đưa sản phẩm ra thị trường

Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

Những loại mỹ phẩm phải công bố trước khi đưa sản phẩm ra thị trường bao gồm:

- Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (mặt, tay, chân,...)

- Mặt nạ (Chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hóa học)

- Chất phủ màu (lỏng, nhão, bột)

- Phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh, ...

- Xà phòng tắm, xà phòng khử mùi, …

- Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh, …

- Sản phẩm dùng để tắm hoặc gội (Muối, xà phòng, dầu gội, gel, ...)

- Sản phẩm tẩy lông

- Sản phẩm khử mùi và chống mùi

- Sản phẩm chăm sóc tóc, bao gồm : Các sản phẩm nhuộm và tẩy màu tóc; Các sản phẩm uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc;  Các sản phẩm định dạng tóc; Sản phẩm làm sạch (sữa, bột, dầu gội);  Các sản phẩm dưỡng tóc (sữa, kem, dầu); Các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp)

- Sản phẩm dùng dao cạo râu hoặc sau khi cạo râu (kem, xà phòng, sữa)

- Sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt

- Sản phẩm dùng cho môi (Son môi, dưỡng môi, ủ môi…)

- Sản phẩm để chăm sóc răng và miệng (Kem đánh răng, xịt thơm miệng…)

- Sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, chân (Sơn móng tay, chân; dưỡng móng tay, chân…)

- Sản phẩm dùng để vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài

- Sản phẩm chống nắng

- Sản phầm làm sạm da mà không cần tắm nắng

- Sản phẩm làm trắng da

- Sản phẩm chống nhăn da

- Các dạng khác…

II. Điều kiện đối với doanh nghiệp thực hiện công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm

  1. Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật (Có ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm).
  2. Trường hợp Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh đã thành lập nhưng chưa có ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm, doanh nghiệp cần bổ sung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề trên.

III. Thẩm quyền

  • Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế

IV. Quy trình công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu

  • Bước 1 : Doanh nghiệp chuẩn bị tài liệu theo quy định, soạn hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm.
  • Bước 2 : Doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm online, qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, link: https://vnsw.gov.vn/
  • Bước 3 : Cục Quản lý Dược tiếp nhận hồ sơ, ra công văn yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi bổ sung thông tin hoặc duyệt hồ sơ và update Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm lên hệ thống.
  • Bước 4 : Doanh nghiệp sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của Cục nếu có công văn và nộp lại để phía Cục thẩm định lại hồ sơ hoặc nhận kết quả trên hệ thống.

V. Danh mục hồ sơ đầy đủ để công bố mỹ phẩm nhập khẩu

STT

Tiêu đề hồ sơ

Số lượng

Yêu cầu

Ghi chú

       A. HỒ SƠ VIVALAW SOẠN THẢO

1.

Phiếu công bố mỹ phẩm

01

 

Vivalaw soạn thảo

       B. TÀI LIỆU, THÔNG TIN KHÁCH HÀNG CUNG CẤP

1.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

01

Phải có ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm

 

2.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do

01

CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật

Vivalaw hỗ trợ soạn thảo (nếu KH chưa có)

3.

Thư ủy quyền

01

Do nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu ủy quyền; có tên, chức danh, chữ ký của người đại diện cho bên ủy quyền

Phải được chứng thực chữ ký và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật

Vivalaw hỗ trợ soạn thảo (nếu KH chưa có)

4.

Công thức thành phần

01

Không có chất cấm hoặc chất bị vượt quá nồng độ cho phép theo quy định của phụ lục ANNEX – ASEAN.

Không cần hợp pháp hóa lãnh sự

5.

Thông tin khác về sản phẩm

01

 

Không cần hợp pháp hóa lãnh sự

6.

Mẫu, nhãn sản phẩm

01

 

 

Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu

VI. Công việc VIVALAW Thực hiện

  1. Tư vấn chuỗi dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh mỹ phẩm, gồm: Thành lập doanh nghiệp; Bảo hộ thương hiệu; Công bố mỹ phẩm nhập khẩu; Thông báo website bán hàng mỹ phẩm; Đăng ký mã số vã vạch; Tem chống hàng giả;  Xin giấy phép Quảng cáo mỹ phẩm; Giấy phép khuyến mại mỹ phẩm;
  2. Tư vấn soạn thảo LOA, CFS;
  3. Tư vấn, kiểm tra công thức thành phần sản phẩm và đánh giá tính phù hợp của sản phẩm;
  4. Tư vấn, kiểm tra nhãn gốc sản phẩm;
  5. Hỗ trợ làm việc với đối tác nước ngoài ở khâu chuẩn bị hồ sơ (LOA, CFS);
  6. Soạn thảo – Nộp hồ sơ – Theo dõi, sửa đổi – Bàn giao kết quả công bố mỹ phẩm cho khách hàng;
  7. Hỗ trợ tư vấn thanh tra, hậu kiểm (Hồ sơ PIF);
  8. Tư vấn, lường trước cho Khách hàng những trường hợp xử phạt trong quá trình thực hiện việc công bố, quảng cáo, kinh doanh mỹ phẩm.

VII. Thời gian thực hiện

  • Thời gian thông thường : 15- 20 ngày làm việc
  • Thời gian làm nhanh : 07 – 10 ngày làm việc

VIII. Hiệu lực giấy phép công bố mỹ phẩm nhập khẩu

  • Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có giá trị: 05 năm kể từ ngày cấp.
  • Hết thời hạn 05 năm, tổ chức, cá nhân muốn tiếp tục đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông trên thị trường thì phải công bố lại trước khi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn.

IX. Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm ngày 25 tháng 01 năm 2011;
  • Thông tư 29/2020/TT–BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành;
  • Thông tư 277/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm;
  • Công văn số 1609/QLD-MP Hướng dẫn phân loại mỹ phẩm, công bố tính năng mỹ phẩm;
  • Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu;
  • Hiệp định về hệ thống hòa hợp Asean trong quản lý Mỹ phẩm;
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hoá.

Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Trên đây là những nội dung tư vấn của VIVALAW về Dịch vụ công bố mỹ phẩm nhập khẩu. VIVALAW rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn về Dịch vụ công bố mỹ phẩm nhập khẩu, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

 

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l2fjhbo32oygkosp
TinTuc
l242eeasjv8g7riw