Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Trước nhu cầu ngày càng tăng cao của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử, thì làm sao để thành lập cũng như duy trì được nền tảng Website (Ứng dụng) thương mại điện tử một cách an toàn và đúng quy định pháp luật đang được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm. Trên cơ sở đó VIVALAW đưa ra một số lỗi vi phạm các doanh nghiệp thường gặp như sau:

Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Trước nhu cầu ngày càng tăng cao của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử, thì làm sao để thành lập cũng như duy trì được nền tảng Website (Ứng dụng) thương mại điện tử một cách an toàn và đúng quy định pháp luật đang được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm. Trên cơ sở đó VIVALAW đưa ra một số lỗi vi phạm các doanh nghiệp thường gặp như sau:

1. Doanh nghiệp sử dụng biểu tượng thông báo hoặc đăng ký để gắn lên Website (Ứng dụng) bán hàng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Phạt từ 10 – 60 triệu đồng tùy theo loại biểu tượng thông báo hay đăng ký mà doanh nhiệp gắn lên (căn cứ theo quy định tại Khoản 2 và Khoảng 4 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP).

2. Doanh nghiệp không thông báo hoặc đăng ký Website (Ứng dụng) thương mại điện tử của mình với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Khi chưa được Bộ Công Thương phê duyệt thông báo hoặc đăng ký cho Website (Ứng dụng) thương mại điện tử của mình thì doanh nghiệp không được phép vận hành Website hay ứng dụng đó vào mục đích Thương mại điện tử. Nếu cố ý thực hiện hành vi này thì doanh nghiệp sẽ phải chịu chế tài xử phạt từ 20 – 60 triệu đồng, kèm theo hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. (theo Khoản 2, 3 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP)

3. Doanh nghiệp có hành vi gian dối, cung cấp thông tin sai sự thật hoặc giả mạo thông tin đã thông báo hoặc đăng ký Website (Ứng dụng) thương mại điện tử.

Trong quá trình thiết lập và vận hành hoạt động Website (Ứng dụng) thương mại điện tử, doanh nghiệp có các hành vi không trung thực trong việc cung cấp thông tin sẽ phải chịu mức phạt lên tới 60 triệu đồng, đồng thời sẽ bị đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng và bị buộc thu hồi tên miền “.vn”. (theo Khoản 3, 4, 6 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP)
 
Xử phát vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

4. Doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký.

Việc doanh nghiệp đã bị chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký do có vi phạm mà vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động thương mại điện tử sẽ bị buộc thu hồi tên miền và nộp phạt lên tới 60 triệu đồng cho hành vi này (theo Khoản 4 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP).

5. Doanh nghiệp thực hiện hành vi giả mạo thông tin hoặc sử dụng các đường link, biểu tượng gây nhầm lẫn về mối liên hệ với các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử.

Việc mạo danh hay sử dụng các liên kết, hình ảnh mang tính biểu tượng đã được các thương nhân khác sử dụng và đăng ký bảo hộ là hành vi vi phạm nghiêm trọng về mặt thương hiệu cũng như có thể gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và uy tín của các bên bị giả mạo. Do đó, doanh nghiệp thực hiện hành vi này phải chịu mức phạt lên tới 60 triệu đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 63 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Đồng thời có thể bị xử lí theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

6. Doanh nghiệp thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động

Hành vi lừa đảo là hành vi vi phạm nghiệm trọng đến quyền và lợi ích của người sử dụng dịch vụ thương mại điện tử. Với hành vi này, doanh nghiệp có thể bị kiện ra tòa án theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và bị xử phạt hành chính lên tới 100 triệu đồng theo quy định tại Khoản 6 Điều 63 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Chú ý: Các mức xử phạt hành chính trên áp dụng đối với những hành vi sai phạm trong lĩnh vực Thương mại điện tử áp dụng do tổ chức thực hiện.
Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử
Trên đây là một số Lỗi vi phạm mà doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử dễ mắc phải trong quá trình hoạt động. VIVALAW rất mong các doanh nghiệp cần chú ý và cẩn trọng trong quá trình xây dựng cũng như vận hành Website (Ứng dụng) thương mại điện tử của mình để trách các trường hợp vi phạm có thể xảy ra.
Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn về việc Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. VIVALAW rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Các bài viết liên quan

Dự án tiêu biểu của VIVALAW

l2ewd20l04tbhhfd
TinTuc
l28tpiryaw3b0qgs